Sức mạnh làm nên 'Đường Trường Sơn huyền thoại'

Nữ chiến sĩ đơn vị xăng dầu trên đường Tây Trường Sơn những năm chiến tranh. Ảnh: Vương Khánh Hồng
Nữ chiến sĩ đơn vị xăng dầu trên đường Tây Trường Sơn những năm chiến tranh. Ảnh: Vương Khánh Hồng
(PLVN) - Trong 16 năm, Bộ đội Trường Sơn cùng các lực lượng đã xây dựng tuyến vận tải với chiều dài 20.330km, với 6 trục dọc, 21 trục ngang, 1.399km đường ống xăng dầu, 14.000km đường thông tin hữu tuyến và thiết bị tiếp sức, trải rộng trên 400.000km2 thuộc 21 tỉnh của Việt Nam, Lào và Campuchia. Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đi vào lịch sử như một huyền thoại, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nơi thử thách cao độ ý chí, lòng quả cảm 

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho biết: “Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được biết đến như một con đường huyền thoại của thế kỷ XX.

16 năm, từ lối mòn giao liên bí mật với phương thức vận tải thô sơ, gùi thồ là chủ yếu, Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã phát triển thành một hệ thống đường chiến lược nối liền từ hậu phương lớn miền Bắc tới các chiến trường với chiều dài tới gần 20.000km. Trên tuyến đường này đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt giữa ta và địch; không quân Mỹ-ngụy đã đánh phá 151.800 trận với 733.000 lần chiếc máy bay, ném xuống tuyến đường gần 4 triệu tấn bom đạn... 

Chiến đấu trên một mặt trận vô cùng ác liệt, nơi thử thách cao độ ý chí, trí tuệ và lòng quả cảm của con người Việt Nam trước vũ khí tối tân của đế quốc Mỹ, Bộ đội Trường Sơn đã đặt lên hàng đầu “yếu tố con người”, xây dựng nên những tập thể cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, ý chí quyết chiến, quyết thắng, dũng cảm, sáng tạo, luôn nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao”... 

Ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức băng rừng lội suối, vượt Trường Sơn theo phương thức tuyệt đối bí mật. Sau 8 ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đã bàn giao hàng hóa (chủ yếu là vũ khí) cho Khu 5. Với phương châm “địch cứ đánh, ta cứ đi”, bộ đội công binh, thanh niên xung phong là lực lượng tại chỗ luôn bảo đảm thông suốt tuyến đường cho bộ đội vận tải cơ động.

Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh hiện trưng bày bảng thành tích của anh hùng đầu tiên của Bộ đội Trường Sơn: Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Viết Sinh. Trong 6 năm gùi hàng hóa trên đường Trường Sơn núi non hiểm trở, trập trùng đèo dốc, ông Sinh đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng, cáng hàng trăm thương binh và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km.

Khỏi phải nói những khó khăn, vất vả, nguy hiểm của bộ đội Trường Sơn. Trọng điểm A.T.P (A.T.P là tên gọi tắt của cua Chữ A, ngầm Ta Lê và đèo Phu La Nhích) trên tuyến đường 20-Quyết Thắng thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trở thành “tọa độ lửa”, “chảo lửa”, “túi bom”. Theo số liệu của Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, tại cua Chữ A, địch đánh phá 3.020 trận (có 270 trận B-52).

Ngầm Ta Lê và đèo Phu La Nhích địch đánh hơn 10.000 lần (2.450 lần B-52). Bình quân mỗi cán bộ, chiến sĩ bộ đội và thanh niên xung phong (TNXP) ở đây chịu đựng 1.000 quả bom các loại. Trong 11 năm khảo sát mở đường, chiến đấu bảo đảm giao thông tại Đường 20-Quyết Thắng, 1.088 người đã hy sinh và hàng trăm người bị thương trong tổng số hơn 8.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, TNXP tham gia mở đường và chiến đấu trên tuyến đường này... Như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Đường 20 là một kỳ công, một kỳ tích và một kỳ quan vì độc lập, tự do của chiến sĩ và TNXP đã làm nên”.

Kỳ tích đường xăng ngầm dưới “mưa bom bão đạn” Trường Sơn

Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu - nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng, nguyên kỹ sư thiết kế, thi công đường ống xăng dầu Trường Sơn: “Khi tuyến Đường Hồ Chí Minh chuyển sang vận tải bằng cơ giới thì xăng dầu trở thành nhu cầu cực kỳ thiết yếu. Nhưng do địch đánh phá hết sức ác liệt nên hầu hết các xe chở xăng đều không thể vượt qua các trọng điểm.

Tháng 4/1968, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên điện báo về Bộ: Do thiếu xăng, xe phải ngừng hoạt động. Nếu không chuyển kịp xăng và lương thực vào, có nguy cơ hàng vạn bộ đội bị đói. Để khắc phục tình trạng này, hậu phương đã tìm mọi cách, phát huy mọi sáng kiến: Làm đường ống dẫn xăng bằng thân cây lồ ô, kiệu các phuy xăng qua trọng điểm, lót ni lông vào ba lô để gùi xăng, vần phuy xăng dọc suối… Tất cả những biện pháp đó đều không mang lại hiệu quả đáng kể mà tổn thất rất lớn. Việc tiếp xăng cho tuyến vận tải cơ giới xem như bế tắc”. 

Giữa năm 1967, trong một lần dự diễn tập quân sự của khối Warszawa, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện phát hiện quân đội Liên Xô trang bị cho cấp quân đoàn bộ đường ống dã chiến loại có đường kính 100mm, mỗi bộ dài 100km và 12 trạm bơm đẩy.

Ông đặt ngay vấn đề xin viện trợ và được bạn đồng ý. Bộ đường ống dã chiến nói trên dùng cho cấp chiến dịch, chỉ sử dụng 7-10 ngày là tháo dỡ, nhưng ta lại dùng cho vận tải chiến lược, tuyến ống có thể tồn tại suốt thời gian còn lại của chiến tranh.

Tính từ khi “đặt chân” lên tuyến vận tải quân sự Trường Sơn đến ngày toàn thắng, bộ đội đường ống Trường Sơn đã thi công, quản lý, vận hành 1.660km tuyến ống (gồm cả tuyến nội bộ kho), 60 kho xăng với trữ lượng 32.000m3.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu tự hào: “Đường ống xăng dầu như một dòng sông mang lửa. Nó có thể bùng cháy khi gặp một tia lửa nhỏ, vậy mà nó đã vượt qua hàng nghìn cây số dưới “mưa bom bão đạn” để tiếp xăng cho các đoàn xe trên Đường Hồ Chí Minh và đưa xăng vào tận Nam Bộ. Bởi vậy, xét trên một góc nhìn khác, nó mang trong mình ngọn lửa căm thù và quyết tâm chiến đấu của những người lính xăng dầu”.

Bộ đội đường ống thực sự xứng đáng với đánh giá của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên: “Nếu Đường Trường Sơn là huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó”.

Đến cuối cuộc chiến tranh, chỉ riêng Bộ đội Trường Sơn đã lên đến 100.495 người. Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm là vận chuyển chi viện chiến lược, Bộ đội Trường Sơn đã chiến đấu “trên 2.500 trận, diệt gần 17.000 tên địch, bắt 1.200 tên, gọi hàng hơn 10.000 tên, bắn rơi 2.455 máy bay địch, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của địch”. 

Trong 16 năm, kể từ ngày ra đời đến khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử (1959-1975), các lực lượng trên Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã đào đắp khoảng 21 triệu m3 đất đá, làm 13.418m cầu, hơn 10.000 cống với 9,5 triệu ngày công, bảo đảm chi viện cho các chiến trường 1,5 triệu tấn hàng hóa quân sự, 5,5 triệu mét khối xăng dầu, đưa đón, bảo đảm hành quân cho hàng triệu lượt người qua lại.

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).