“Siêu bão” đang tiến sát Thái Bình - Nghệ An

Đã gây mưa to, gió mạnh tại miền Trung, bão số 8 sau đó lại bẻ hướng di chuyển. Khoảng 16h chiều nay 28/10, bão sẽ quét dọc ven biển các tỉnh Thái Bình - Nghệ An.

Đã gây mưa to, gió mạnh tại miền Trung, bão số 8 sau đó lại bẻ hướng di chuyển. Khoảng 16h chiều nay 28/10, bão sẽ quét dọc ven biển các tỉnh Thái Bình - Nghệ An.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, đến 4h sáng nay (28/10), tâm bão số 8 ở khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình khoảng 140 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.

Do ảnh hưởng của bão số 8, ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; ở đảo Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9... Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 50 – 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 130mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 113mm; Tà Rụt (Quảng Trị) 144mm; Tà Lương (Thừa Thiên-Huế) 196mm, A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 136mm …

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình – Nghệ An. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có gió giật cấp 6, cấp 7.

Người dân đang di chuyển phương tiện như bè mảng, thuyền nhỏ vào nơi an toàn để tránh thiệt hại khi bão vào.
Người dân đang di chuyển phương tiện như bè mảng, thuyền nhỏ vào nơi an toàn để tránh thiệt hại khi bão vào.

Khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Thái Bình - Thanh Hóa có nước biển dâng cao từ 3 - 4m.

Chủ động phòng chống và ứng phó với cơn bão số 8 đang có diễn biến phức tạp, ngày  hôm qua (27/10), đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ chứa và triển khai phòng chống cơn bão số 8 tại Nghệ An và Thanh Hóa.
 
Tại Thanh Hóa, nơi dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp trưa nay, Bộ trưởng yêu cầu tỉnh xem xét, rà soát kỹ vấn đề sơ tán dân, nhất là ở những nơi xung yếu, sát mép nước. Đối với tỉnh Nghệ An, yêu cầu nghiêm túc chấp hành các công điện của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa, đê điều và các công trình đang xây dựng trên sông và ven biển; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thu nhận và xử lý các thông tin về cơn bão số 8 để có biện pháp ứng phó kịp thời.
 
Đúng 6 giờ sáng, lệnh di dời dân đã được ban hành, hàng ngàn hộ dân sống ven mép nước các huyện ven biển đã được huy động di dời vào các khu vực an toàn trong các công trình kiên cố. Gần 12 vạn dân sống ở khu vực mép nước ở các huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa sẽ được di dời đến nơi an toàn.

Khoảng 8 giờ sáng nay, tại huyện Hậu Lộc, mưa bắt đầu nặng hạt, gió cũng giật mạnh dần lên.
Khoảng 8 giờ sáng nay, tại huyện Hậu Lộc, mưa bắt đầu nặng hạt, gió cũng giật mạnh dần lên.
Công tác chuẩn bị đối phó với cơn bão số 8 vẫn đang được người dân ven biển triển khai gấp rút. Người dân đang di chuyển phương tiện như bè mảng, thuyền nhỏ vào nơi an toàn để tránh thiệt hại khi bão vào.

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo Sở Công thương đưa 50 tấn gạo lên các huyện miền núi, tại các vị trí xung yếu, có nhiều khả năng bị cô lập do mưu lũ, để sẵn sàng cứu trợ khi có nhu cầu.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cũng chuẩn bị 1.500 cán bộ, chiến sỹ; Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị 300 cán bộ, chiến sỹ; Công an tỉnh chuẩn bị 500 cán bộ, chiến sỹ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động.

Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 8, tỉnh Ninh Bình cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
 
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các địa phương bố trí trực ban 24/24 theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tìm mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh, trú an toàn; chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp bảo vệ lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, nhất là ở vùng bãi bồi huyện Kim Sơn; bố trí lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn ứng phó kịp thời với mọi diễn biến bất thường; tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan và sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm; giúp nhân dân thu hoạch nhanh diện tích lúa mùa muộn còn lại, rà soát các hồ, đập, công trình đang thi công, có kế hoạch tiêu thoát nước chống úng cho hơn 10.547 ha cây vụ đông đã trồng.

Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã kêu gọi người dân trên các chòi canh vào bờ.

Đến 16 giờ ngày 27/10, lực lượng chức năng đã kêu gọi được 100 phương tiện/220 lao động vào nơi trú bão an toàn. Thông báo cho 150 phương tiện/300 lao động và 245 lều chòi/510 lao động đang đánh bắt thủy hải sản, nuôi trồng ngao tại khu vực đầm bãi, cồn nổi ven biển huyện Kim Sơn khẩn trương về nơi trú ẩn an toàn.
Hiện nay, Lực lượng bộ đội biên phòng đang tổ chức lực lượng giúp nhân dân chằng, chống nhà cửa, đồng thời phấn đấu đến chiều tối ngày 27/10 sẽ đưa số tàu thuyền còn lại vào khu vực an toàn.
 
Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, các tỉnh khu vực miền Trung có mưa vừa đến rất to, trong đó các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50-100mm.
 
Hiện mực nước các sông ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi đang lên, các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm. Trong đợt lũ này, mực nước các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế có khả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2, có nơi trên báo động 2.

Theo Dân Trí

Tin cùng chuyên mục

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.

Đọc thêm

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.