“Phải thực hiện cho được các công trình dở dang”

 Giảm tai nạn, ùn tắc, nâng cấp hạ tầng... đó là những vấn đề "nóng" nhất đang đặt ra những thử thách lớn với ông Đinh La Thăng - tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Giảm tai nạn, ùn tắc, nâng cấp hạ tầng... đó là những vấn đề "nóng" nhất đang đặt ra những thử thách lớn với ông Đinh La Thăng - tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Cần một cơ chế đồng bộ

- Thưa ông, ông từng nhấn mạnh “ngành Giao thông cần xây dựng những cơ chế đột phá”. Ông có thể nói rõ hơn cơ chế đột phá đó ở đây là gì?

- Theo tôi, trước hết phải đột phá về huy động nguồn lực, phương thức đầu tư cũng như đột phá thủ tục triển khai dự án, xây dựng được cơ chế này sẽ là điều kiện đảm bảo tính khả thi.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trả lời phỏng vấn

Quan điểm của tôi là những vấn đề bức xúc thì phải ưu tiên giải quyết, nhưng phải xem nơi nào bức xúc hơn thì ưu tiên trước. Như vấn đề ùn tắc giao thông của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh phải tập trung giải quyết và phải có nhóm giải pháp đồng bộ. Cũng như đối với giao thông thì phải ưu tiên phát triển vận tải công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải công cộng; hạn chế phương tiện vận tải cá nhân, rồi phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Người tham gia giao thông phải nâng cao ý thức trách nhiệm. Tóm lại phải có cơ chế đồng bộ.

- Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tai nạn giao thông có nguyên nhân hạ tầng giao thông yếu kém, cá nhân ông nhìn nhận thế nào về việc này?

- Nhiều khi không phải do hạ tầng yếu kém mà tai nạn nhiều. Hãy công bằng nhìn nhận có những nơi hạ tầng rất tốt, điển hình như đường cao tốc Trung Lương - Sài Gòn là đường tốt nhất hiện nay, mà tai nạn nhiều như vậy, thậm chí cao hơn chỗ khác đó là do ý thức chấp hành pháp luật giao thông.

Về lâu dài, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông là việc cần thiết, cấp bách. Nhưng trước mắt vẫn cần phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, nâng cao trách nhiệm của những người thực thi công vụ, và đặc biệt là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân vì họ là chủ thể trong tham gia giao thông. Nếu họ không tự giác, không chấp hành đúng pháp luật về giao thông thì tai nạn, ùn tắc khó có thể khắc phục. Phải coi đây là cuộc cách mạng thực sự “đánh” vào nhận thức của người tham gia giao thông.

- Ông có nói đến việc hạn chế phương tiện cá nhân, trên cương vị mới ông có sáng kiến gì, bởi vấn đề này đã được đề xuất bằng nhiều giải pháp nhưng xem ra hiệu quả chưa đạt như mong muốn?

- Thành phố phải tăng cường phương tiện vận tải công cộng như xe bus, rồi đường sắt trên cao, hạn chế phương tiện xe máy. Vấn đề là phương tiện vận tải công cộng phải tiện lợi, chất lượng, phục vụ tốt. Đợt tới này tôi cũng sẽ đi để biết chất lượng phục vụ của phương tiện vận tải công cộng như thế nào. Nếu vấn đề nằm ở chỗ đầu tư chưa hấp dẫn, thì phải làm sao cho hấp dẫn lên.

Khó huy động vốn cho các công trình giao thông

- Thưa ông, với chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa, cắt giảm đầu tư công, các dự án của ngành giao thông đang bị tác động như thế nào?

- Thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công đồng nghĩa với nhiều công trình, đường sá dở dang, người lao động thất nghiệp, đời sống khó khăn... Khó khăn về vốn là vấn đề chung của cả xã hội rồi, chứ không riêng gì ngành giao thông.

- Vậy trong khi không thể trông chờ nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước thì ngành Giao thông vận tải phải làm gì để tháo gỡ về vốn?

- Ngành Giao thông vận tải có đặc thù, ta đang muốn đột phá trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông mà cứ giảm, hoãn cắt là không phù hợp. Tôi cho rằng, những dự án cần thiết, cấp bách thì phải cho đầu tư. Và khi không thể trông chờ vào Ngân sách bởi ngân sách nhà nước như cái bánh có hạn, có nhiều khoản phải chi, không chỉ cho giao thông. Bởi thế ta phải tìm ra nhiều nguồn vốn mới, huy động nguồn vốn toàn xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông chứ không nên chỉ trông chờ ngân sách.

Và quan trọng khi đã có đồng vốn rồi thì phải tính tới dùng đồng vốn đó cho hiệu quả. Đương nhiên là phải đưa các giải pháp để trong điều kiện đồng vốn có hạn thì sử dụng có hiệu quả hơn, tập trung hơn, trọng tâm hơn, để phát huy một cách tốt nhất hiệu quả.

Tôi ủng hộ dự án đường sắt cao tốc

- Với cương vị người đứng đầu ngành Giao thông vận tải, ông có ủng hộ chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc?

- Đường sắt cao tốc là phương tiện vận tải tiên tiến, hiện đại mà các nước đã áp dụng nhiều. Đất nước ta phấn đấu đến 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mà muốn vậy cần có các phương tiện, hạ tầng vận tải hiện đại. Khi có điều kiện, chúng ta cần đầu tư đường cao tốc và dự án đó cần ủng hộ

Hiện nay, Thủ tướng đã phê duyệt rồi, trước hết đó là đầu tư phát triển đường bộ Bắc - Nam, rồi nâng cấp đường sắt hiện có, cải thiện giao thông nông thôn. Phát triển hài hòa các phương tiện vận tải, làm sao giữa đường sắt, đường bộ, đường sông hài hòa.

Tuy nhiên, nằm trong cái khó chung, đường sắt cao tốc cũng được dự báo  sẽ khó khăn trong huy động vốn?

- Chính phủ  đã chỉ đạo 5 năm tới phải tập trung đường cao tốc. Tôi cũng cho rằng việc huy động vốn sẽ khó khăn. Nhưng chỗ này tôi phải nắm lại tình hình thì mới có thể nói được giải pháp nào tốt hay không tốt, hình thức đầu tư, khai thác ra sao.

Nhìn chung, với Nghị quyết 11  của Chính phủ bây giờ thì rất khó về nguồn vốn. Tuy nhiên chủ trương chung của Chính phủ là đa dạng hóa nguồn vốn, nguồn lực và huy động của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của nước ngoài... tham gia như tôi đã nói. Nhưng đấy là nguyên tắc còn thực hiện thế nào rất khó, vấn đề là chúng ta phải có cơ chế hấp dẫn nhà đầu tư cho vay vốn

- Bên cạnh đường sắt cao tốc, được biết, ngành giao thông vận tải đang có chủ trương nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có?

- Đúng vậy, làm mới khó thì phải thống nhất nâng cấp hạ tầng đường  sắt, nâng cấp một dạng là nâng khổ đường ray 1m như hiện nay lên 1,4m. Những đoạn nào đã là 1,4 m thì nâng cấp lên tốt hơn.

Cố gắng hoàn thành các dự án đang dở dang

- Ông tiếp quản ngành Giao thông vận tải trong bối cảnh ngành đang còn nhiều công việc dở dang, khó khăn chồng chất, đặc biệt câu chuyện của Vinashin và Vinalines, với ông đó có phải là áp lực lớn?

- Không chỉ Vinashin và Vinalines mà các doanh nghiệp vận tải nói chung, cả nhà nước, cổ phần, tư nhân đều khó khăn. Bởi lẽ, chi phí đầu vào lớn, mà cước phí vận tải giảm. Nhưng tôi nghĩ các doanh nghiệp của ngành cũng có thế mạnh là kinh nghiệm, khả năng chịu thương chịu khó rất lớn. Giờ chúng ta cần tập trung cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp này, nhất là thực hiện việc cổ phần hoá. Làm sao nâng cao vốn chủ sở hữu, vốn doanh nghiệp để đủ khả năng cạnh tranh, khả năng tham gia đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng giao thông. Trước mắt là cơ cấu lại, tháo gỡ khó khăn, cổ phần hóa...

Ngành giao thông cũng giống như các ngành khác, phải tái cấu trúc lại các doanh nghiệp của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực trong sản xuất để đảm bảo sức cạnh tranh thì mới trụ được. Vì vậy, ưu tiên số một vẫn là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của ngành giao thông để huy động các nguồn lực vào tham gia cùng đầu tư vào các doanh nghiệp..

Nhưng tôi có niềm tin rất lớn,  đó là lòng tin của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với tôi và ngành giao thông. Hai nữa là phải có cơ chế đột phá để cho tôi làm việc đó. Ba, tôi là tư lệnh lĩnh vực này, thì phải có toàn quyền về việc mình phụ trách.

- Từ Chủ tịch tập đoàn sang làm Bộ trưởng, ông thấy đâu là khó khăn và thuận lợi của mình?

- Tôi chưa làm Bộ trưởng bao giờ nên chưa biết khó khăn, thuận lợi ra sao. Tôi phải làm thì mới biết.

- Vậy, trong nhiệm kỳ mới, vấn đề mà ông ưu tiên tập trung nhất sẽ là gì?

- Nhiệm vụ người đứng đầu ngành giao thông vận tải có nhiều việc phải làm nhưng quan trọng là bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, thực hiện bằng được giải pháp đột phá, tập trung hai việc lớn là tập trung xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam, và giải quyết tai nạn và ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, là hoàn thành dứt điểm các dự án đang dở dang, nhất là công trình đang gây bức xúc cho dân.

- Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng

Sinh ngày: 10/09/1960; Quê quán: Nam Định; Học vị: Tiến sỹ

Ủy viên Trung ương Đảng Khoá X, XI; Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XIII.

Ông Đinh La Thăng từng kinh qua nhiều chức vụ, trong đó, từ 11/2003-12/2005 ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Từ 1/2006-12/2008 ông là Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Từ tháng 12/2008: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội  Khoá XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Thu Hằng (thực hiện)

Đọc thêm

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.