Phải có trách nhiệm và đeo bám đến cùng

Một trong các hình thức hiệu quả để tập hợp, phản ánh ý kiến của nhân dân là thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri.
Một trong các hình thức hiệu quả để tập hợp, phản ánh ý kiến của nhân dân là thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri.
(PLO) - “Đại văn hào Nguyễn Trãi từng nói: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, bởi vậy khi xem xét phản ánh, kiến nghị của người dân với Đảng và Nhà nước, chúng ta phải đặt mình vào vị trí người dân và phải có tấm lòng, có trách nhiệm, phải đeo bám sự việc đến cùng chứ không phải nghe xong rồi về”.

TS. Đỗ Văn Đương - Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận định như vậy tại buổi Tọa đàm khoa học nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam tổ chức. 

Nói thẳng, nói thật, nói đúng vấn đề

Trước thực trạng nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân không được giải quyết đến nơi đến chốn, ông Đương không khỏi băn khoăn: “Kiến nghị của người dân có đến được cơ quan có thẩm quyền hay không là vấn đề hết sức quan trọng… Trên thực tế tôi thấy có những tập hợp của cơ quan dân cử không đúng ý của người dân. Người ta nói cụ thể nhưng “anh” tập hợp chung chung, nên báo cáo chung chung, đưa ra giải pháp cũng chung chung, vì thế giải quyết cũng được mà không giải quyết cũng được. Trong khi vấn đề quan trọng là phải giải quyết cho được các ý kiến đó… Nếu các ý kiến của cử tri chỉ tổng hợp theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” thì đại biểu Quốc hội, MTTQ  chỉ giống  như chim bồ câu đưa thư”.

Theo vị Phó Trưởng ban Dân nguyện, công tác nắm bắt ý kiến, nguyện vọng của nhân dân phải nói thẳng, nói thật, nói đúng vấn đề. “Một cơ thể bệnh tật thì phải nói rõ bệnh để người ta biết đường cứu chữa, chứ không thể nói rằng tôi đang rất khỏe”. 

Nhắc đi nhắc lại về yêu cầu người cán bộ lãnh đạo “phải có tấm lòng, có trách nhiệm với dân”, ông Đương đề nghị, muốn biết dân nghĩ gì, muốn gì thì phải xuống địa phương để kiểm tra thực tế và trực tiếp nghe dân nói. Không phải lúc nào cũng nghe báo cáo, bởi báo cáo cái gì cũng tốt cả. Phải phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ trong vấn đề giám sát nhằm truyền tải những ý kiến, tiếng nói của người dân đến được với cơ quan có thẩm quyền, nếu không đơn thuần như hiện nay chỉ là tập hợp ý kiến rồi báo cáo thì không có hiệu quả. 

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Đương cho rằng kinh nghiệm ở đâu có người đứng đầu tiếp dân thì dân đến đông hơn, vì họ biết người đó mới có thẩm quyền giải quyết chứ không phải chỉ tiếp thu ý kiến rồi để đấy. Thời gian qua, không ít các quy định của pháp luật vừa mới ban hành đã bất cập, buộc phải sửa đổi mà một trong những lý do là chưa lấy ý kiến của người thụ hưởng chính sách đó, Ông Đương cảnh báo, “cứ ban hành cho kịp, ban hành theo kế hoạch là hết sức nguy hiểm…Làm chính sách nếu không cẩn thận sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, kìm hãm sự phát triển”. 

Đồng tình với ý kiến này, ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, trong thời gian qua có khoảng hở của nắm bắt dư luận xã hội. Luật pháp của chúng ta chưa phản ánh hết tâm tư, nguyện vọng của người dân, bằng chứng là nhiều văn bản luật mới ra đã phải sửa lại. 

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Huy Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) cũng nhận định, trong thực tế, việc thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân đôi khi thừa thông tin không cần thiết nhưng lại thiếu thông tin phản ánh chân thực, khách quan. Chưa kể có nhiều người ngại nói thẳng, nói thật, nhất là những vấn đề nhạy cảm; đôi khi họ cũng chỉ nói cho lấy lệ… Hay nói như ông Trần Tấn Ngời thì nếu đã phản ánh, kiến nghị nhiều lần mà vẫn không được cơ quan chức năng để ý, người dân sẽ mất dần niềm tin. “Họ nói làm gì nếu lời nói của họ không được tiếp thu và giải quyết thấu đáo? Vì thế cần có cơ chế nào đó để người dân nói hết những tâm tư, nguyện vọng của mình, qua đó giúp cơ quan chức năng nghiên cứu, góp phần xây dựng đất nước” - ông Ngời nói.

Phản ánh một thực tế khác, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Trưởng ban Tuyên giáo (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cho biết, quá trình giải quyết những điểm nóng ở địa phương, nhiều khi Hội Phụ nữ không được tham gia từ lúc ban đầu, như vấn đề định giá tài sản… nhưng khi có khó khăn, có chống đối thì chính quyền và các cơ quan chức năng lại nhờ đến Hội phụ nữ vào làm công tác tư tưởng. Vì thế, bà Hương cho rằng điều này “rất khó khăn để nắm bắt tình hình”.

Đeo bám đến cùng vụ việc

Để có thể trả lời, giải đáp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, theo ông Đỗ Văn Đương, Chính phủ cần sớm có quy định về tiêu chí và phân loại việc giải quyết kiến nghị của cử tri theo các nhóm vấn đề đã, đang, sẽ giải quyết và các kiến nghị giải trình cung cấp thông tin đến cử tri; đồng thời xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri; hạn chế tối đa tình trạng “nợ đọng” việc giải quyết. Xác định việc giải quyết, trả lời đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị của cử tri và nhân dân là một trong những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của Bộ trưởng, Trưởng ngành, cơ quan, đơn vị. 

Bên cạnh đó, cần đổi mới vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam; đưa các hoạt động giám sát đi vào thực chất, có kiến nghị xác đáng sau giám sát, đặc biệt quan tâm giám sát các nội dung bức xúc có liên quan đến lĩnh vực mà đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm, kiến nghị, đeo bám đến cùng việc giải quyết. 

Nhấn mạnh đến tính chính xác, kịp thời và giải quyết thấu đáo những kiến nghị của nhân dân sẽ tạo được niềm tin và sự đồng thuận cao trong xã hội, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam cho rằng cần có sự thống nhất về phương pháp thực hiện cũng như nội dung triển khai để khắc họa rõ nét hơn ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Dù có nhiều góc độ khác nhau nhưng trước tiên phải làm rõ những vấn đề mà nhân dân đang quan tâm, gắn bó với từng tầng lớp cụ thể và lý giải được vì sao nhân dân lại suy nghĩ như thế. Người đứng đầu Mặt trận cũng đề nghị cần nghiên cứu về xu hướng và mức độ quan tâm của nhân dân đối với từng vấn đề ra sao, nhân dân đang suy nghĩ, quan tâm về vấn đề gì? Tại sao nhân dân lại suy nghĩ như vậy?

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý: “Không phải chính sách nào cũng được người dân ủng hộ nhưng dứt khoát một chính sách tốt thì phải được đa số người dân ủng hộ”. Do đó, trong việc xây dựng chính sách, cần nắm được tâm tư, suy nghĩ, nhu cầu của người dân, nhất là những đối tượng bị ảnh hưởng, chi phối bởi chính sách đó. Chẳng hạn khi xây dựng chính sách nông nghiệp, y tế thì phải nắm bắt được tình hình nhân dân một cách chính xác, đồng thời thông qua điều tra xã hội học để trả lời cho được câu hỏi người dân mong muốn gì ở lĩnh vực nông nghiệp và y tế. Đối với những chính sách dài hạn 5-10 năm, trong quá trình triển khai có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nắm bắt tình hình nhân dân về góc độ chính sách phải được quan tâm thực hiện từ khi hình thành chính sách, thực hiện chính sách, đánh giá chính sách, điều chỉnh chính sách. 

Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam cũng đề nghị, quá trình nắm bắt, đánh giá kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước thì ý kiến ghi nhận phải có tính đại diện, phải có cảm biến xã hội tương thích với đối tượng (chẳng hạn đánh giá và ghi nhận ý kiến của nông dân phải có Hội Nông dân; thu thập ý kiến của phụ nữ phải là Hội Phụ nữ…). Không chỉ vậy, ngoài việc thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri giữa đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thông qua điều tra xã hội, qua các cảm biến xã hội, ông Nhân cũng đặc biệt lưu ý đến các diễn đàn xã hội, để thông qua không gian mạng, môi trường internet… thu thập được ý kiến của các tầng lớp nhân dân một cách nhanh nhất. “Môi trường điện tử là một kênh tiếp nhận thông tin rất quan trọng. Các trang tin điện tử của Mặt trận địa phương có thu hút người dân phản ánh vấn đề và có thu thập được ý kiến của người dân hay không? Về lâu dài, Mặt trận phải quan tâm đến phương tiện này” - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trình bày tờ trình tại phiên họp.

Đảm bảo tính chặt chẽ khi cải cách hoạt động quản lý dược

(PLVN) -  Chiều 16/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các đại biểu cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý dược cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm, đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc được lưu hành, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.

Đọc thêm

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.