Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm phát triển giao thông công cộng với Hà Nội

Hội thảo được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích, giúp Hà Nội phát triển giao thông công cộng trong tương lai
Hội thảo được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích, giúp Hà Nội phát triển giao thông công cộng trong tương lai
(PLVN) - Thông qua hội thảo “Phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản” diễn ra sáng nay (10/7), nhiều kinh nghiệm về phát triển giao thông công cộng đã được đại diện Nhật Bản chia sẻ.

Trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác phổ biến kinh nghiệm vận hành - quản lý vận tải xe buýt” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng Tập đoàn Michinori Holdings thực hiện tại Hà Nội, được sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội, JICA và Tập đoàn Michinori Holdings phối hợp với Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội và Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản".

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, giao thông công cộng cũng phát triển theo. Tuy nhiên, sự phát triển giao thông công cộng hiện nay chưa đạt được như kỳ vọng. “Với sự phối hợp của JICA Nhật Bản, mong rằng giao thông công cộng của Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và kỳ vọng của người dân”, ông Hải nói.

Ông Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ tại hội thảo
Ông Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ tại hội thảo

Theo số liệu từ ông Hải cung cấp, hiện Hà Nội có 4 loại hình vận tải công cộng là xe buýt, taxi, buýt nhanh BRT và đường sắt trên cao (sẽ vận hành thương mại vào quý 3/2019). Xe buýt hiện chiếm tỷ lệ hơn 12%, taxi 15%, xe đạp 2%, xe máy trên 60%. “So với nhiều nước khu vực, nhất là với những nước phát triển như Nhật Bản, tỷ lệ người dân đi xe buýt ở Hà Nội còn rất thấp”, ông Hải nhận định.

Cũng theo ông, Hải, dù tỷ lệ người dân Hà Nội đi xe buýt không cao, nhưng lại đang vất phải nhiều thách thức. Theo đó, Thủ đô hiện nay có 33 điểm ùn tắc giao thông. Việc ùn tắc này khiến mỗi năm có 180.000 lượt buýt bỏ tuyến, buộc đi sai lộ trình. “Điều này ảnh hưởng xấu đến tính hấp dẫn của xe buýt”, ông Hải nói và cho biết, đây là nguyên nhân khiến lượng người đi xe buýt có sự tăng trưởng chậm (6 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng khoảng 1% so với năm 2018).

Ngoài ra, xe buýt còn phải cạnh tranh quyết liệt với các loại hình xe công nghệ mới như Grab, Uber… “Điều này làm cho lượng khách đi xe buýt ngày càng suy giảm, bị cạnh tranh gay gắt. Thay vì đi xe buýt như trước đây, nhiều người chọn Grab”, ông Hải nói và cho biết, Hà Nội rất cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước có hệ thống giao thông công cộng phát triển như Nhật Bản.

Nhiều đại biểu Nhật Bản đến tham dự Hội thảo
Nhiều đại biểu Nhật Bản đến tham dự Hội thảo

Chia sẻ với Hà Nội, ông Atsushi Suto, Phó vụ trưởng phụ trách điều phối chính sách hợp tác Quốc tế, Vụ Chính sách Quốc tế (Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) cho biết, chính Phủ Nhật Bản đang hợp tác nhiều chương trình phát triển giao thông tại Việt Nam trong đó có Thủ đô Hà Nội. “Ùn tắc giao thông đang là một vấn đề của Hà Nội, làm nảy sinh nguy cơ tai nạn, ô nhiễm, tiếng ồn. Chúng tôi mong muốn phối hợp, trợ giúp để Hà Nội giải quyết những vấn đề này”, ông Atsushi Suto nói.

Ông Takashi KoBayashi, Phó bộ phận hợp tác Quốc tế, Phòng xúc tiến dự án nước ngoài, Cục chính sách tổng hợp (MLIT) cho biết, các dự án giao thông công cộng tại Nhật Bản do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện vấn đề phê duyệt, quy hoạch, trợ giá với những tuyến buýt thua lỗ. “Ở Nhật Bản, xây dựng các điểm trung chuyển lớn như những quảng trường để người đi xe buýt, tàu điện, xe BRT… thuận tiện trong việc đi lại”, ông KoBayashi nói và cho biết, các điểm trung chuyển này được thiết kế đồng bộ, thống nhất, diện tích lớn.

Ông Jun Matsumoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Michinori Holdings nhận định, giao thông công cộng Hà Nội đang có nhiều vấn đề cần giải quyết; với việc phát triển nhanh như hiện nay, nếu Hà Nội không phát triển mạnh giao thông đô thị thì tới đây sẽ còn ùn tắc trầm trọng hơn. “Chúng tôi mong muốn được chia sẻ để Hà Nội phát triển giao thông công cộng hơn nữa trong tương lai”, ông Jun Matsumoto nói và cho biết, ở Tokyo, 47% người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng, trong khi Hà Nội chỉ chiếm hơn 12%.

ông Jun Matsumoto -Tổng giám đốc Tập đoàn Michinori Holdings
ông Jun Matsumoto -Tổng giám đốc Tập đoàn Michinori Holdings

ông Jun Matsumoto cho biết, để người dân sử dụng các phương tiện công cộng nhiều hơn thì hạ tầng phải đáp ứng đủ nhu cầu, ngoài ra cần sự tiện lợi và kinh tế. “Thu nhập bình quân của người Tokyo là 57.000USD/năm, trong khi nếu đi ô tô thì mỗi năm tiêu tốn 11.500USD, còn đi các phương tiện công cộng chỉ hết 1.700USD”,  ông Jun Matsumoto nói.

Ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng giám đốc Transerco cho biết, những năm qua, các phương tiện cộng cộng ở Hà Nội phát triển, đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, ông Nhật thừa nhận giao thông đô thị của Hà Nội cần phát triển thêm nhiều loại hình giao thông, nâng cấp hạ tầng. “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong hội thảo hôm nay là rất bổ ích để Hà Nội phát triển giao thông đô thị”, ông Nhật nói.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: VGP

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

(PLVN) - Theo Bộ Quốc phòng, để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong tình hình mới thì quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện nay về độ tuổi gọi nhập ngũ và tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chính quy là phù hợp.

Đọc thêm

Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội: Xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngoc Tuấn phát biểu khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/3, HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề khóa XVI HĐND TP để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác cán bộ. Tại Kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.