Mở rộng cửa thông tin để 'truy' tham nhũng

Mở rộng cửa thông tin để 'truy' tham nhũng
(PLO) - Giải quyết tố cáo là một trong những hoạt động góp phần hiệu quả trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập trong thi hành Luật Tố cáo đã dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo, trật tự, kỷ cương pháp luật.
 

Vì vậy, dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung bảo đảm các tố cáo về tham nhũng phải được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng đùn đẩy, bao che, không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định pháp luật.

Tố cáo hình thức nào cũng phải “chính danh”

Đây là vấn đề “cốt lõi” trong suốt các cuộc thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) bởi hình thức tố cáo sẽ quyết định việc thụ lý, giải quyết thông tin tố cáo. Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 3 cho rằng, để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng các hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo. Đối với tố cáo hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị tố cáo nên dự thảo Luật chỉ quy định hai hình thức tố cáo (như quy định của Luật Tố cáo năm 2011): tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Đối với tố giác, tin báo tội phạm, tố cáo trong hoạt động tố tụng thì đã có quy định về các hình thức tố cáo khác được điều chỉnh ở các luật tố tụng. 

Nhưng có ý kiến đề nghị, ngoài hai hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp, dự thảo Luật cần quy định bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng bản fax, email, điện thoại… để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm.  

Vì vậy, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng vẫn giữ quy định 02 hình thức tố cáo như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp (khoản 1 Điều 19), nhưng có bổ sung quy định về việc tiếp nhận, xử lý tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra (Điều 22). Theo các ĐBQH tán thành, quy định về 02 hình thức tố cáo như Luật hiện hành để hạn chế tình trạng gia tăng số lượng tố cáo, gây phức tạp trong công tác tiếp nhận, xử lý ban đầu.  

Song đa số ý kiến Ủy ban Pháp luật (UBPL) đề nghị không nên chỉ giới hạn ở 02 hình thức tố cáo như Luật hiện hành để phù hợp hơn với trình độ phát triển của xã hội, của công nghệ như hiện nay. Việc tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại thực chất cũng chỉ là các phương thức thể hiện khác nhau của 02 hình thức tố cáo mà dự thảo Luật đã quy định là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Tuy nhiên, “dù tố cáo dưới hình thức nào thì cũng phải xác định được rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo - đây là điều kiện cần để thụ lý giải quyết; cơ sở quan trọng nhất để quyết định thụ lý, giải quyết tố cáo vẫn là nội dung tố cáo phải có căn cứ, có cơ sở để xác minh, kết luận” – báo cáo thẩm tra của UBPL nêu rõ. 

Vì vậy, UBPL đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định tố cáo có thể thực hiện bằng đơn và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (hình thức khác có thể bao gồm thư điện tử, fax, điện thoại mà các luật khác đã quy định) để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân thực hiện quyền Hiến định và cũng thống nhất với quy định của một số luật hiện hành, như Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Giao dịch điện tử... 

Vẫn xem xét những nội dung rõ ràng trong tố cáo nặc danh 

Trong những năm qua các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh (không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo). Trong đó có đến  59,3% là tố cáo sai và 28,3% tố cáo có đúng, có sai. Vì vậy, nhiều ý kiến lo ngại nếu Luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết. Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Do đó, Chính phủ đồng quan điểm này nên dự thảo Luật chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.

Song ở góc nhìn thực tế không ít trường hợp người tố cáo còn bị trả thù, bị trù dập, trong khi đó mặc dù có quy định nhưng việc bảo vệ người tố cáo còn rất khó khăn nên nhiều người không dám tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm, cần quy định về việc giải quyết tố cáo đối với trường hợp người tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của mình.

Thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ 4, UBPL tán thành quan điểm của Chính phủ về nguyên tắc không xem xét, giải quyết đối với tố cáo mạo danh, nặc danh vì không có cơ sở để xem xét, ràng buộc trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo.

Đồng thời, nhất trí với việc bổ sung quy định trong trường hợp tố cáo mạo danh, nặc danh nhưng có nội dung cụ thể, có kèm theo thông tin, tài liệu, bằng chứng rõ ràng (như các tài liệu, vật chứng, ảnh, đoạn băng ghi hình, ghi âm…) thì cơ quan, người có thẩm quyền phải xem xét, tổ chức việc xác minh, xử lý theo quy trình thanh tra, kiểm tra, quản lý cán bộ nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật.

Đại biểu Trần Xuân Hùng (tỉnh Hà Nam): 

“Dự thảo quy định chỉ chấp nhận được tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung hình thức tố cáo bằng thư điện tử, bởi trong thực tế việc tố cáo qua thư điện tử, qua điện thoại để thống nhất quy định về hình thức cung cấp thông tin trong hệ thống pháp luật. Hiện trong tố tụng của các cơ quan tư pháp chấp nhận sử dụng hình thức thư điện tử. Hơn nữa, dù qua thư điện tử, qua điện thoại vẫn có thể truy tìm ra được nguồn gốc của nội dung nên không lo các hình thức này bị lợi dụng trong việc thực hiện quyền tố cáo”. 

Đại biểu Trần Hồng Nguyên (tỉnh Bình Thuận): 

“Tôi nhất trí về nguyên tắc không xem xét giải quyết đối với tố cáo nặc danh, tuy nhiên qua báo cáo của Chính phủ, các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy tình hình khiếu nại, tố cáo rất phức tạp, thậm chí có những trường hợp dùng cả xã hội đen, giang hồ để đe dọa người tố cáo. Trong khi đó quy định của pháp luật về việc thực thi bảo vệ người tố cáo còn hạn chế như hiện nay thì chúng ta cũng cần phải có quy định cơ chế đặc thù đối với trường hợp tiếp nhận đơn tố cáo nặc danh, nhưng nội dung tố cáo đã cung cấp tài liệu, chứng cứ một cách rõ ràng và có căn cứ”. 

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (tỉnh Bình Phước):

“Các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo niềm tin và đảm bảo để người tố cáo thực hiện quyền tố cáo của mình trong đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật cũng như trong công tác phòng, chống tham nhũng, về bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo. Tuy nhiên, do mô hình cơ quan tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo thường là những tập thể với nhiều bộ phận khác nhau nên nếu không quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, của những người có liên quan thì việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo theo quy định này khó được đảm bảo. Theo tôi, một mặt các cơ quan, tổ chức có liên quan phải xây dựng và thực hiện các quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận xử lý và giải quyết tố cáo, đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm trong việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo”.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.