Lễ hội biến tướng - 'Bộ trưởng ngại thì để Thủ tướng lên tiếng'

Lễ hội biến tướng -  'Bộ trưởng ngại thì để Thủ tướng lên tiếng'
(PLO) -  'Sáng nay, Thủ tướng gọi tôi sang nói, nếu Bộ trưởng ngại lên tiếng thì báo cáo để Thủ tướng lên tiếng.'

Hôm qua (14/2), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về những biến tướng của lễ hội.

Bộ quản lý cần lên tiếng

Nội dung đề cập đầu tiên tại buổi làm việc là vấn đề lễ hội, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, vừa qua người dân không đồng tình về nhiều lễ hội biến tướng, có biểu hiện lợi ích nhóm, thương mại hóa.

Một số lễ hội tổ chức quy mô lớn, kéo dài nhưng manh mún. Nhiều hình ảnh phản cảm diễn ra tại các lễ hội như đền Gióng (Sóc Sơn), chùa Hương (Hà Nội), cướp Phết (Phú Thọ).

Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh: “Thủ tướng nói những việc đó các cơ quan quản lý nhà nước lên tiếng nhưng riêng Bộ VHTT&DL lại không lên tiếng, không phản hồi. Việc này đã có từ lâu nhưng Bộ Văn hóa không có bất cứ báo cáo nào, Sáng nay, Thủ tướng gọi tôi sang nói, nếu Bộ trưởng ngại lên tiếng thì báo cáo để Thủ tướng lên tiếng”.

Cũng theo ông Dũng, Thủ tướng muốn Bộ VHTT&DL kiểm tra giúp Chính phủ việc quản lý các lễ hội, báo cáo tình hình, nêu thực trạng để có chấn chỉnh hoạt động quản lý lễ hội, đặc biệt về công tác quản lý nhà nước; kiểm tra việc thực hiện các quy định như cấm dùng xe công đi lễ hội, cấm đi lễ hội giờ hành chính… để chấn chỉnh.

Vấn đề tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTT&DL báo cáo về tiến độ triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch. Cụ thể, giải quyết vấn đề khách đến không muốn quay trở lại, vấn đề hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ, hạ tầng, giải quyết tình trạng “chặt chém” du khách... 

Bộ VHTT&DL cũng cần hết sức quan tâm tới công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn, khi năm 2016 bùng nổ các cuộc thi sắc đẹp từ cấp quốc gia tới địa phương. Cùng với đó là công tác phong tặng nghệ sĩ, xét tặng giải thưởng cho các văn nghệ sĩ. “Khi các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Thu Bồn… không được nhận giải thưởng, các ý kiến, dư luận quan tâm thì phải có giải thích, báo cáo, nói rõ lý do. Rồi hiện tượng phong tặng, truy tặng nhưng lại không có tiền thưởng ngay. Phải không để xảy ra chuyện chạy chọt, phải rất công tâm, khách quan, mặc dù không có nhưng cũng không nên để dư luận nghi ngờ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ bảo, địa phương 'bỏ ngoài tai'

Báo cáo với Tổ công tác, bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết, hàng năm Bộ có chuyên đề riêng về quản lý lễ hội, ban hành các văn bản chỉ đạo, gửi UBND các tỉnh, thành để chấn chỉnh.Vì vậy, năm nay nhiều hình ảnh phản cảm đã không còn, như Lễ hội chém lợn tại Ném Thượng, Lễ hội đập đầu trâu,…

Các lễ hội lớn, Bộ đều thành lập các đoàn giám sát, tuy nhiên, bà Thủy cũng thừa nhận vẫn có địa phương chưa thực hiện nghiêm, đâu đó vẫn xảy ra lễ hội có các hành vi phản cảm. Còn theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, Bộ VHTT&DL cũng đã đề nghị với các địa phương không tổ chức các lễ hội phản cảm nhưng các địa phương bỏ “ngoài tai”. 

“Thanh tra Bộ mà lập biên bản với Phó Chủ tịch tỉnh thì khó lắm”

Thông tin thêm, ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL cho biết, bên cạnh đánh giá mặt tích cực của lễ hội cũng thừa nhận có tình trạng lợi dụng chọi trâu để cờ bạc, ăn tiền. Đáng chú ý, có lễ hội chọi trâu không được phép nhưng do đích thân Phó Chủ tịch tỉnh làm trưởng ban tổ chức.

“Thanh tra Bộ mà lập biên bản với Phó Chủ tịch tỉnh thì khó lắm”, ông Thành nêu thực tế và cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên đó là vấn đề du lịch gắn với kinh tế nên việc quản lý lễ hội ngày càng khó khăn. Liên quan đến việc xe công đi lễ hội, ông Thành cho hay Bộ không có thẩm quyền để thực hiện việc giám sát cũng như thống kê.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã giải trình về các vấn đề. Về lễ hội, ông Thiện cho biết, ngay trong năm 2016 đã chuẩn bị trước cho công tác quản lý lễ hội năm nay và nhìn chung, công tác quản lý lễ hội đã tốt hơn. Nhiều nét phản cảm tại các lễ hội đã giảm đi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề. “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong tuần tới chúng tôi sẽ sơ kết bước đầu về việc tổ chức các lễ hội, những nơi nào có vấn đề sẽ có phát ngôn chính thức, tham mưu chỉ đạo”, ông Thiện nói và cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng liên quan tới quản lý nhà nước về gia đình, quản lý nghệ thuật biểu diễn, việc phong tặng các danh hiệu, trao các giải thưởng… 

Bộ phải có chính kiến

Sau khi lắng nghe ý kiến của đại diện các cơ quan của Bộ VH-TT&DL, ông Dũng đề nghị Bộ cần phải lên tiếng về các lễ hội, tốt hay không tốt, đúng hay không đúng dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước. “Ví dụ trước hình ảnh phản cảm tại đền Gióng, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội lên tiếng luôn, nó khác với việc chỉ trả lời báo chí. Trước hình ảnh cực kỳ phản cảm như nhà sư ném lộc, cướp lộc… Thủ tướng muốn Bộ VHTT&DL phải có chính kiến giữa ranh giới được và không được, chứ không thể nói việc  này không thuộc bộ tôi, thuộc bộ kia”, ông Dũng lưu ý.

Đọc thêm

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.