Làm sao xóa ám ảnh của những 'bóng ma' BOT?

Trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang)
Trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang)
(PLO) - “Để giảm thiểu rủi ro chọn nhà đầu tư và nhà thầu, nên áp dụng hình thức đấu thầu công khai bất cứ khi nào có thể. Báo cáo tài chính của các nhà đầu tư và nhà thầu mới phải có kiểm toán độc lập, việc thẩm định khả năng tài chính của nhà đầu tư và nhà thầu cần phải thực hiện chặt chẽ và khách quan. Các đơn vị thanh tra giám sát loại bỏ hiện tượng lợi ích nhóm và việc chia chác quyền lợi tài chính”, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.

Trong bối cảnh nguồn vốn nhà nước hạn hẹp, việc các tập đoàn, công ty tư nhân tham gia vào đầu tư hạ tầng đã đóng góp được rất nhiều trong việc kiến thiết đất nước. Tuy vậy, việc buông lỏng quản lý và thiếu kiểm tra giám sát đã tạo ra những nhóm lợi ích có sự cấu kết giữa cơ quan quản lý và DN... làm “méo mó” thị trường, lũng đoạn nền kinh tế, bóc lột người dân một cách trắng trợn, là một nguyên nhân chính trong những nguyên nhân dẫn đến người dân phản ứng ngày càng nhiều.

Doanh nghiệp sân sau BOT giao thông làm “méo mó” nền kinh tế

Theo  nhận định của ông Phạm Ngọc Hùng - Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, sự cấu kết giữa một số quan chức có chức có quyền với DN lợi dụng quyền lực của mình tạo ra những DN sân sau đặc quyền đặc lợi, chiếm đoạt những dự án béo bở, chèn ép các DN làm ăn chân chính, tạo ra những nhóm tư bản thân hữu.

“DN sân sau có sự cấu kết chặt chẽ giữa DN với một quan chức có quyền lực nào đó hoặc với một nhóm có quyền lực trong bộ máy nhà nước, nó thể hiện là DN người nhà của quan chức, nhóm đàn em đồ đệ của quan chức nào đó được gắn kết chặt chẽ bởi quyền lực của quan chức ấy trong lĩnh vực mình quản lý hoặc có ảnh hưởng điều phối để trục lợi bằng điều chỉnh chính sách, bằng thông tin nội bộ, dàn xếp trong đấu thầu, quyền chỉ định trong các dự án không đấu thầu, được phê duyệt nhanh chóng trong các dự án, được ưu đãi về vốn vay, được bỏ qua hoặc làm chiếu lệ trong khâu thẩm định dự án bỏ qua những bất hợp lý về giá trị đầu tư, thời gian thu phí, mức giá thu phí để nhà đầu tư nâng khống giá trị đầu tư lên gấp nhiều lần, thời gian thu phí kéo dài và mức thu phí cao một cách bất hợp lý” – ông Hùng nói.

Trong quá trình thực hiện dự án các công ty sân sau chủ yếu đứng ra nhận dự án rồi thuê lại các công ty khác làm B phẩy, B hai phẩy...  với giá rẻ mạt nhằm ăn chênh lệch một cách tối đa nhất dẫn đến hệ lụy các công ty có năng lực thì phải làm thuê cho DN sân sau với giá rẻ mạt, từ đó họ phải đưa vật tư kém chất lượng, thi công bớt xén vật tư, bỏ qua nhiều công đoạn làm chất lượng công trình vô cùng kém, vừa làm xong đã hỏng như vừa qua.

Trong quá trình hoạt động của mình, DN từ việc nhận thấy sự thua thiệt của mình nếu không phải là DN sân sau từ đó tìm mọi cách để có mối quan hệ để thành DN sân sau hoặc liên kết với nhóm lợi ích sân sau trở thành thành viên của nhóm, từ đó dẫn đến nhóm lợi ích sân sau ngày càng phát triển và đông đảo.

Từ những hoạt động của DN sân sau như trên đã gây tác hại ghê gớm đến nền kinh tế, trong đó tạo ra những nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi để trục lợi, giành những dự án béo bở mà không DN chân chính nào có được, triệt tiêu các DN làm ăn chân chính có đủ năng lực không thể tham gia đầu tư, triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh, làm “méo mó” thị trường, làm “méo mó” nền kinh tế của đất nước, làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, đi ngược lại chủ trương kêu gọi đầu tư của Nhà nước, tạo ra những nhóm lợi ích tham nhũng với hoạt động tinh vi, gây thất thoát vô cùng lớn, làm mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân, gây bức xúc cho nhân dân dẫn đến người dân phản ứng quyết liệt làm mất an ninh trật tự dẫn đến nguy cơ đối đầu vô cùng nguy hiểm cho an ninh chính trị của đất nước.

Giảm thiểu rủi ro trong BOT như thế nào? 

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế, các dự án BOT đối mặt với nhiều rủi ro, như rủi ro chọn nhà đầu tư và nhà thầu, rủi ro hoàn thiện công trình, rủi ro tài chính cho Chính phủ, nhà đầu tư và ngân hàng, rủi ro môi trường, rủi ro với những tác động tiêu cực cho kinh tế, xã hội...

“Để giảm thiểu rủi ro chọn nhà đầu tư và nhà thầu, nên áp dụng hình thức đấu thầu công khai bất cứ khi nào có thể. Báo cáo tài chính của các nhà đầu tư và nhà thầu mới phải có kiểm toán độc lập, việc thẩm định khả năng tài chính của nhà đầu tư và nhà thầu cần phải thực hiện chặt chẽ và khách quan” – TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất – “Các đơn vị thanh tra giám sát loại bỏ hiện tượng lợi ích nhóm và việc chia chác quyền lợi tài chính”.

Theo ông Hiếu, để giảm thiểu rủi ro tài chính cho Chính phủ, tuyệt đối tránh những dự án lãng phí hay không sử dụng hiệu quả gây thiệt hại cho công quỹ. “Về phía nhà đầu tư, cần đảm bảo tỉ lệ lợi nhuận ở mức tối thiểu 15%, đồng thời diệt trừ chi phí bôi trơn tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của nhà đầu tư” – ông Hiếu nói tại Tọa đàm “BOT – chính sách và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội sáng 8/9.

* Ông Nguyễn Sỹ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: 

Không thể để thu phí BOT như trấn lột người dân

Đường tránh các phố ở một chỗ nhưng đặt trạm thu phí chỗ khác là không thể được, bởi vì có trả một đồng thôi nhưng mà bất công người dân cũng không chịu. Phải bỏ ngay chuyện đó, phải dời trạm thu phí. Tôi nghĩ cái đó phải làm chứ không thể trấn lột người dân được.

Chưa nói đến chuyện trạm thu phí khiến đời sống của người dân sống xung quanh hết sức khó khăn, bất tiện. Do đó, phải tính khác và phải miễn phí cho những người đi lại ở đấy, thậm chí phải hỗ trợ người ta vì bị ảnh hưởng đến cuộc sống. 

Ngoài ra, chính sách phải rõ ràng là đường mà láng lại rồi thu phí thì cần phải hủy bỏ, bởi người dân đã trả phí bảo trì đường bộ rồi. Vậy phí bảo trì đường bộ anh làm gì mà khi láng lại đường anh lại thu lần nữa?

* Ông Phạm Ngọc Hùng - Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả: 

Triệt tiêu các nhóm lợi ích sân sau làm minh bạch dự án BOT là cấp thiết

Việc triệt tiêu các nhóm lợi ích sân sau để làm trong sạch và minh bạch các dự án BOT trong giao thông là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Để làm được như vậy,  chúng ta cần minh bạch từ khâu điều tra, lập dự án, công khai hoàn toàn dự án để người dân, các nhà khoa học thẩm tra phản biện để dự án khả thi một cách công minh chính xác nhất. Tổ chức đấu thầu rộng rãi công khai dự án, tuyệt đối không được chỉ định thầu. Trong đó, buộc các chủ dự án có ít nhất 70-80% vốn tự có để thi công không được vay ngân hàng và không được tính lãi vay ngân hàng vào giá thành.

Đồng thời, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn, của các nhà khoa học. Xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm với mức phạt cao nhất tương xứng với vi phạm kiên quyết xử lý hình sự khi nhà đầu tư vi phạm pháp luật.

Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho những cán bộ có chức, có quyền, xử lý hình sự những cán bộ biến chất có hành vi bảo kê, bao che, ăn chia với các công ty sân sau, có hành động can thiệp, làm “méo mó” chính sách, để tác động cho nhóm lợi ích được thực hiện dự án một cách bất minh.

Đặc biệt, lắng nghe ý kiến của người dân và người dân được quyền tham gia đóng góp vào dự án vì người dân là chủ thể bị tác động của dự án. Xử lý nghiêm những cán bộ có trách nhiệm xây dựng chính sách tạo kẽ hở để nhóm lợi ích dựa vào đó để trục lợi. Và áp dụng công nghệ cao trong thu phí để minh bạch lượng phí thu một cách chính xác nhất.

Hệ lụy phát sinh của các dự án BOT

- Ngày 4/9/2017, tại Trạm thu phí quốc lộ 5 (Hưng Yên), các chủ phương tiện dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí khi đi qua trạm BOT, người dân địa phương cũng kéo ra phản đối trạm BOT. Lý do: mức thu phí qua trạm này quá cao, người dân địa phương không được trợ phí khi đi qua trạm BOT này. Tối 4/9, trạm thu phí phải xả trạm  nhưng vẫn ùn tắc.

- Tháng 9/2017, tại trạm thu phí Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều phương tiện đã chạy vào đường dân sinh để tránh trạm thu phí, khiến người dân 2 bên đường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân đặt đất đá ở giữa đường để ngăn xe không chạy qua đường này.

- Từ ngày 1 – 5/8/2017, hàng nghìn ô tô đã đi vào đường tránh huyện Cai Lậy (Tiền Giang) để né trạm thu phí Cai Lậy. Từ ngày 6/8, tài xế bắt đầu dùng tiền lẻ để mua vé qua trạm thu phí Cai Lậy, gây ùn tắc ở khu vực trạm BOT này, khiến trạm ùn tắc cục bộ, nhiều lần phải xả trạm. Họ yêu cầu trạm thu phí cần được đặt đúng vị trí, tức là di dời vào trong đường tránh.

- Ngày 27/7/2017, tại trạm thu phí Bờ Đậu (Thái Nguyên), nhiều người dân huyện Phú Lương (Đại Từ, Thái Nguyên) đi trên 15 ô tô treo băng rôn phản đối trạm BOT Bờ Đậu nằm trên quốc lộ 13 cũ. Lý do, người dân không đi đường BOT cũng phải trả phí cho dự án này.

- Tháng 6/2017, tại trạm thu phí Quán Hàu (Quảng Bình), người dân dàn xe phản đối trạm thu phí với dòng chữ “Không đi đường tránh sao phải đóng phí”. Tình trạng phản đối như trên cũng diễn ra tại trạm thu phí Cầu Rác (Hà Tĩnh) vào ngày 16/4/2017.

- Tháng 12/2016, tại trạm thu phí cầu Bến Thủy I (Nghệ An), hàng chục người dân và phương tiện đã ngăn cản các phương tiện giao thông trên cầu Bến Thủy để phản đối việc thu phí, với lý do: người dân một số vùng của Hà Tĩnh không sử dụng các hạng mục được đầu tư từ nguồn vốn BOT  nhưng khi đi qua cầu này vẫn phải đóng phí.

- Ngày 4/3/2016, tại trạm thu phí cầu Hạc Trì (Phú Thọ), hàng chục người dân đưa xe tụ tập ở trạm thu phí để phản đối chủ đầu tư xây trụ bê tông ngăn ô tô trên đường lên cầu Việt Trì cũ nhằm buộc người dân phải đi cầu mới và trả phí. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: VGP

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

(PLVN) - Theo Bộ Quốc phòng, để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong tình hình mới thì quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện nay về độ tuổi gọi nhập ngũ và tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chính quy là phù hợp.

Đọc thêm

Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội: Xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngoc Tuấn phát biểu khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/3, HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề khóa XVI HĐND TP để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác cán bộ. Tại Kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.