Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu kém hiệu quả do đâu?

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế (KKT), khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua (15/12), Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thành lập mới, tiến hành tổng kết, đánh giá các KKT, KKTCK đã được thành lập....

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế (KKT), khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua (15/12), Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thành lập mới, tiến hành tổng kết, đánh giá các KKT, KKTCK đã được thành lập.

Làm rõ hiệu quả các KKT

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởng đoàn giám sát cho biết: Đoàn đã làm việc với 22 cơ quan, đơn vị, tổ chức hội thảo nghe ý kiến các chuyên gia kinh tế, một số đại biểu Quốc hội, nhà quản lý ở TW và địa phương. Kết quả cho thấy: Đến nay, cả nước có 18 KKT được quy hoạch với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha.

Đến hết năm 2010, tổng nguồn vốn ngân sách TW hỗ trợ xây dựng hạ tầng KKT là hơn 11 ngàn tỷ đồng, bố trí kế hoạch năm 2011 là 1885 tỷ đồng. Cả nước hiện có 21 tỉnh trên tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền đã được Thủ tướng quyết định thành lập 28 KKTCK. Từ 2004-2010, tổng nguồn vốn ngân sách TW hỗ trợ hạ tầng là trên 3200 tỷ, năm 2011 là 700 tỷ đồng. Các KKTCK đã thu hút khoảng 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 40 ngàn tỷ đồng.

Nhiều Ủy viên UBTVQH đặt câu hỏi về nhiều vấn đề mà dư luận quan tâm, ví dụ vấn đề đảm bảo môi trường, an ninh quốc phòng, an ninh trật tự, nhất là những vấn đề về đất đai khu vực biên giới. Lãnh đạo các Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngoại giao và Đoàn Giám sát đã trả lời các câu hỏi liên quan, trong đó về cơ bản các KKT, KKTCK không phát hiện vi phạm gì về đất đai, tình hình ANTT ổn định. Dù vậy, các KKT, KKTCK vẫn chưa nhận được nhiều chính sách ưu đãi và thực tế cũng chưa dám “xé rào”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trong nhiều kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền có việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật. Đặc biệt là các quy định liên quan đến ưu đãi về thuế, đất đai và cải cách hành chính.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển chưa bằng lòng: “Hiện quỹ đất dành cho các KKT rất lớn, nhưng diện tích dành cho dịch vụ, du lịch (cái lõi của sự phát triển) lại quá nhỏ”. Ông Hiển so sánh: “Kể cả tiền ngân sách nhà nước đầu tư cho KKT và tiền đầu tư của các nhà đầu tư là rất lớn nhưng thu về không đáng là bao. Cần đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của các KKT, KKTCK từ đó mới đề xuất chính sách”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Phan Xuân Dũng chia sẻ: Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề về công nghệ vì đó là khâu quyết định về phát triển KKT cũng như đảm bảo môi trường. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý bổ sung: Cần làm rõ trách nhiệm của những yếu kém. Giám sát là phải chỉ rõ những cái đó, tại hành lang pháp luật hay quá trình thực thi?

Ưu đãi là cần thiết

Quá trình giám sát, Đoàn giám sát cũng chỉ ra những hạn chế. Đối với KKT nổi bật là cơ chế chính sách phát triển cơ bản giống  nhau nên không phát huy được thế mạnh mang tính đặc thù, không có tính đột phá bởi những quy định mang tính định khung của pháp luật. Thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư còn rườm rà, mất thời gian. Tương tự, đối với các KKTCK việc huy động các nguồn đầu tư gặp nhiều khó khăn, chủ yếu trông chờ vào nguồn hỗ trợ có mục tiêu của nhà nước để phát triển hạ tầng, nhiều công trình nợ đọng, dở dang vì nhiều địa phương không có khả năng tự cân đối ngân sách.

Đối với chính sách đầu tư phát triển, Đoàn giám sát đề nghị tập trung đầu tư các nguồn lực quốc gia phát triển hạ tầng và bảo đảm các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đối với các KKT, KKTCK đủ điều kiện phát triển; chuyển đổi KKT không hiệu quả thành các khu công nghiệp có quy mô nhỏ hơn, các KKTCK không phát triển chuyển thành các trung tâm thương mại cửa khẩu.

Bình An
 

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).