Không sợ núi cao, chỉ sợ... đường bằng

Hiện trường vụ tai nạn đường sắt tại Huế
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt tại Huế
(PLO) - Chiều 20/2 lại một vụ tai nạn đường sắt thảm khốc nữa xảy ra, khi tàu khách SE2 lưu thông hướng Đà Nẵng - Huế khi đến vị trí thuộc khu gian Thừa Lưu - Cầu Hai xảy ra va chạm với một xe tải mang BKS 75C-026.91 từ Quốc lộ 1A chạy băng qua đường ngang dân sinh để đi chở vật liệu xây dựng ở mỏ vật liệu Khe Diều xã Lộc Thủy, Phú Lộc. Đoạn đường ngang này không có gác chắn.

Cú đâm rất mạnh đã hất văng xe tải đi xa hơn 50m. Hậu quả, chiếc xe tải bị xé đứt đôi, ca bin xe nát vụn. Riêng đoàn tàu SE2 sau cú va xe tải cũng bị trật bánh, 5 toa tàu văng khỏi đường ray (gồm 3 toa chở khách, 1 toa cung ứng và 1 đầu máy). Vụ tai nạn làm ông Phạm Công Phượng (sinh năm 1984, quê ở Yên Bái) là Phó tàu phụ trách an ninh tử vong.

Hai người đi trên xe ô tô tải là Lê Bá Dũng (sinh năm 1979) và Lê Văn Tuấn (cùng trú tại thị xã Hương Thủy, TT-Huế) cũng thiệt mạng. Thi thể ông Phạm Công Phượng bị mắc kẹt nhiều giờ trong toa tàu bị lật buộc lực lượng cứu hộ phải đào đường hầm để đưa ra. 

Điều đáng nói là  đây không phải là lần đầu tiên trên địa bàn xã Lộc Thủy xảy ra tai nạn giữa tàu hỏa và xe ô tô, hoặc xe gắn máy. Còn nếu tính trên cả nước  trong năm 2017 thì đây là vụ tai nạn giao thông đường sắt thứ chín.

Trước đó, trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu đã xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông trên đường sắt, làm chết 6 người, làm bị thương 11 người, tăng 60% về số vụ, 100% về số người chết, 175% số người bị thương so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Bính Thân.

Trước tình hình này, đầu tháng 2, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã gửi Công điện số 3 về các giải pháp cấp bách kéo giảm tai nạn giao thông tại đường ngang qua đường sắt và ngay trong ngày 20/2 mới đây, sau khi xảy ra vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia ban hành công điện chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm.    

“Không sợ núi cao, chỉ sợ đường bằng” – đó là tâm sự của người lái tàu của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội Trương Xuân Thức (người đã không quản hiểm nguy, bảo vệ tính mạng của hơn 300 hành khách trên chuyến tàu Thống Nhất TN6 TP HCM - Hà Nội khi va vào chiếc ôtô tải băng qua đường ray tại xã Tiên Tân Duy Tiên, Hà Nam ngày 6/8/2010, anh Thức đã hy sinh một phần cánh tay trái khi gắng sức ghì chặt phanh để tránh lật các toa tàu phía sau đầu máy) khi phóng viên viết bài về anh.

Theo lời anh Thức, trong hành trình của những người lái tàu đi dọc đất nước, tuyến đường sắt Lào Cai – Yên Bái với tên thường gọi là tuyến Yên – Lào là nguy hiểm nhất, “nhưng điều khiển tàu cheo leo vực núi chúng tôi vẫn không sợ bằng khi tàu đi trên đường bằng qua các khu đông dân cư, bởi khi đó đường ngang dân sinh trở thành nỗi ám ảnh ”.

Năm 2015, theo thống kê sơ bộ của ngành đường sắt thì cả nước có 1.512 đường ngang hợp pháp có biển báo, cảnh báo tốc độ, nhưng có tới 4.575 đường ngang dân sinh với vô số các “điểm đen” về tai nạn giao thông.

Để đường ngang dân sinh không trở thành nỗi ám ảnh của những đoàn tàu, đã nhiều lần ngành đường sắt và công an phối hợp để kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lí nghiêm các hành vi vi phạm, nhưng dường như sự việc vẫn chưa thể nhìn thấy hiệu quả ngay được vì nhiều lý do như: người dân không chấp hành, chính quyền địa phương không chỉ đạo, theo dõi sát sao việc người dân tự ý mở đường ngang trên địa bàn mình quản lý….

Chính vì thế, mà trong Công điện số 3 đầu tháng 2/2017, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhấn mạnh việc Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với cơ quan chức năng có kế hoạch cụ thể việc xóa bỏ các đường ngang dân sinh trái phép qua đường sắt; cương quyết chấm dứt việc để phát sinh đường ngang trái phép, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, địa phương có liên quan nếu để xảy ra phát sinh đường ngang dân sinh trái phép. 

Thiết nghĩ, đến lúc này thì việc đường ngang dân sinh gây nguy hiểm cho an toàn giao thông đường sắt không chỉ là chuyện riêng của ngành đường sắt và công an nữa, mà sự tham gia của chính quyền địa phương là rất cần thiết và phải có sự quy hồi trách nhiệm rõ ràng, để những con tàu Việt Nam có thể bình yên “đi suốt 4 mùa vui”.

Đọc thêm

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.