Giữ nguyên hay điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP?

Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng cần nâng cao giá trị hàng xuất khẩu (ảnh minh họa).
Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng cần nâng cao giá trị hàng xuất khẩu (ảnh minh họa).
(PLO) - Chiều 25/5, thảo luận ở tổ về  “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015”, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỏ ý băn khoăn trước việc giữ nguyên hay điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP  6,7%?

Không nên quá tập trung vào GDP 

Cho ý kiến tại phiên họp, các ĐBQH có ý kiến khác nhau về mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%  được Chính phủ đề ra. ĐBQH Phạm Quang Thanh (Hà Nội) cho rằng với tăng trưởng GDP quý I năm 2017 chỉ đạt 5,1%, thấp nhất trong 4 năm qua thì mục tiêu 6,7% là không khả thi. Do đó, ĐBQH đề nghị Quốc hội (QH) có ý kiến để Chính phủ có kịch bản sát hơn thực tiễn, tránh khả năng đến cuối năm lại điều chỉnh còn lại 6,1% đến 6,2%, kéo theo việc một loạt các chỉ tiêu tiếp theo không kiểm soát được. 

Còn theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh), để nền kinh tế đạt tăng trưởng GDP 6,7% thì phải sắp xếp nhiều yếu tố và ban hành nhiều chính sách. Trong khi đó, Uỷ ban Kinh tế cho rằng nếu tập trung vào tái cơ cấu để hướng tới dài hạn và trung hạn thì tăng trưởng chỉ có thể đạt 6,3%, nhưng lại hoàn thành được một số nhiệm vụ tái cơ cấu để thời gian sau tăng trưởng nhanh lên. “Đây là một sự lựa chọn cần cân nhắc.

GDP lạc hậu rồi. GDP  8% cũng đạt được nhưng cái giá phải trả có thể là tài nguyên môi trường, con người, y tế, giáo dục và những giá trị dài hạn. Do đó, nếu được thì Chính phủ nên để thêm lựa chọn, có thể để mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,3% nhưng hiệu quả tăng trưởng cao, chất lượng tốt, chăm sóc được mặt xã hội của người dân tốt hơn, bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên”- ĐB Nghĩa kiến nghị. 

Tuy nhiên, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) lại cho rằng Chính phủ nên để mục tiêu 6,7% để phấn đấu và có cơ sở để phấn đấu chứ không nên điều chỉnh để hoàn thành mục tiêu. 

Chú trọng tạo đòn bẩy cho kinh tế tư nhân

Tại phiên họp, các ĐBQH cũng phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP trong năm qua và đưa ra nhiều kiến nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời gian tới. Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân, nguyên nhân chính khiến tăng trưởng GDP năm qua không đạt là do tác động môi trường trong vụ việc Formosa, kéo theo đó là ảnh hưởng đa lĩnh vực bao gồm cả thủy sản, du lịch, công nghiệp.

“Nguyên nhân này cũng cảnh báo chúng ta từ năm 2017 trở đi đừng để xảy ra trường hợp tương tự. Còn nguyên nhân tăng trưởng GDP quý I/2017 không đạt là do nhập siêu mà nguyên nhân cụ thể là do Samsung thu hồi điện thoại Galaxy Note 7. Đây cũng là cảnh báo rằng nếu chúng ta dựa nhiều vào các tập đoàn lớn của nước ngoài thì khi những tập đoàn này có rủi ro sẽ tác động tới kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP”, ĐBQH Trần Hoàng Ngân nói. 

Với nhận định GDP và sự tăng trưởng GDP của nước ta rất phụ thuộc vào ngoại thương và tài nguyên, thiếu tính chủ động trong vấn đề hướng đến nền kinh tế có sự độc lập, chủ động ĐB Phạm Quang Thanh (Hà Nội) cho rằng: “Giải pháp thiết thực và có tác động ngay là bằng mọi giá thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ cho khu vực này càng nhiều càng tốt để thúc đẩy nền kinh tế”.

Bày tỏ băn khoăn về các vấn đề nợ công, nợ xấu, ĐB Nguyễn Thuận Hữu (Hải Phòng) đề nghị Chính phủ tập trung giải quyết rốt ráo 2 vấn đề này và cần đề nghị đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Phải khẳng định các sản phẩm thương hiệu chủ lực cấp quốc gia

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho ý kiến về lĩnh vực nông nghiệp khi nhận xét, khu vực nông nghiệp năm 2016 đã tăng mạnh dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tuy nhiên,  cần chú ý đến sản xuất có năng suất và chất lượng chứ không chạy theo số lượng. Vấn đề ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cần được quan tâm, coi đây là đòn bẩy phát triển nông nghiệp thời gian tới. 

Để lĩnh vực nông nghiệp phát triển hơn nữa, đại biểu cho rằng giải pháp đầu tiên cần chú ý là nâng cao nhận thức của người nông dân, ứng dụng công nghệ cao ngay trong sản xuất hộ gia đình để sản xuất sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đó Nhà nước phải quy hoạch các vùng sản xuất, đánh giá dự báo thị trường trong nước để cung cấp thông tin cho người nông dân, tránh tình trạng sản xuất thừa so với nhu cầu rồi lại phải “giải cứu”. Đại biểu cũng đề nghị phải xây dựng và khẳng định được các sản phẩm thương hiệu chủ lực cấp quốc gia để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Góp ý về một số nội dung khác, đa số các ĐB cho rằng vấn đề xã hội trong các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong báo cáo của Chính phủ ít quá. Còn ĐB Phan Thị Bình Thuận (TP HCM) thì băn khoăn về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ ở nhiều nơi thời gian qua. “Có nhiều nơi cán bộ lãnh đạo nhiều hơn nhân viên nhưng khi nêu vấn đề thì lúc nào cũng nói đúng quy trình. Như vậy là quy trình có vấn đề”. 

Đọc thêm

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.