Đãi ngộ thấp, cán bộ ngành toà án dễ sinh tiêu cực?

Đến từ ngành Tòa án, đại biểu Vi Thị Hương (Điện Biên) thừa nhận: “Chế độ đãi ngộ cho cán bộ ngành tòa án hiện quá thấp nên dễ nảy sinh tiêu cực”. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Quý Tỵ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, chế độ đãi ngộ không phải là mấu chốt của vấn đề có phát sinh tiêu cực hay không...

Quốc hội hôm qua thảo luận tại tổ về báo cáo nhiệm kỳ của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC và thảo luận tại hội trường về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đạo đức mới là gốc rễ vấn đề

Thảo luận về báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC phần lớn các đại biểu ghi nhận những kết quả trong nhiệm kỳ của hai cơ quan này trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai.
Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai.

Ngoài những đánh giá tích cực, đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) làm phép so sánh, chế độ đãi ngộ với thẩm phán quá thấp, trong khi tiêu chuẩn quá cao, cơ chế tuyển dụng khắt khe.

“Ở nước ngoài, thẩm phán được chọn từ những luật sư tự do, còn ở ta thì phải đi lên từ thư ký, và phải mất nhiều năm chúng ta mới đào tạo được một thẩm phán”, ông Xuân nói và đề xuất. “Ngành Tòa án có thể trình ra Quốc hội một cơ chế đặc thù trong đãi ngộ, tuyển dụng thẩm phán".

"Tới đây ta nên công khai các bản án đã xử để báo chí, người dân cùng biết mà giám sát, phát hiện sai sót mà sửa, chứ không thể xử án hình sự mà “nửa kín nửa hở”, ông Xuân hiến kế thêm.

Là đại diện đến từ ngành Tòa án, đại biểu Vi Thị Hương (Điện Biên) thừa nhận: “Chế độ đãi ngộ cho cán bộ ngành tòa án hiện quá thấp nên dễ nảy sinh tiêu cực”.

“Năm rồi Điện Biên tuyển được hai cán bộ có bằng trung cấp Luật, sau đó một người lại bỏ… Cứ chế độ như hiện nay, cán bộ sẽ không tha thiết vào ngành và tận tâm cống hiến”, đại biểu Hương nói và đề nghị: “Tới đây ngành cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong thu hút cán bộ, nhất là cán bộ là người dân tộc thiểu số vì thực tế rất cần những cán bộ này cho cơ sở”. 

Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề này, đại biểu Phạm Quý Tỵ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, chế độ đãi ngộ không phải là mấu chốt của vấn đề có phát sinh tiêu cực hay không, cái chính  là vấn đề đạo đức thẩm phán, kiểm sát viên. Nâng cao trình độ và đạo đức mới giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Nâng cao chất lượng tranh tụng

Đánh giá cao trong nhiệm kỳ ngành Tòa án đã giải quyết tới hơn 1 triệu vụ án, nhưng hòa thượng Thích Chơn Thiện (Thừa Thiên- Huế) lại tỏ ra quan ngại khi còn tới trên 24.000 vụ chưa xét xử. “Cần bổ sung ngay bộ máy cho ngành Tòa án càng sớm càng tốt. Thêm vào đó, phục vụ cải cách tư pháp phải quan tâm đến đào tạo luật sư, nâng cao chất lượng tranh tụng”, Hòa thượng nhấn mạnh.

Cho rằng Tòa án và kiểm sát hai cơ quan đem lại niềm tin công lý cho người dân nhưng đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Tây Ninh, lại trăn trở với những số phận con người, đặc biệt là án oan sai: “Có những đơn nhận từ nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ sau mới giải quyết được. Nhiệm kỳ tới đây cần giải quyết ráo riết các vụ án tồn đọng, tiến tới tăng số lượng con người, năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức. Phải có những thẩm phán giỏi thì hiệu lực, hiệu quả của ngành mới tức thì”…

Bình An

Đọc thêm

Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh kết luận kiểm tra. (Ảnh: Tiến Dũng).
(PLVN) - Trong hai ngày 17 và 18/4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.

Sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Các chiến sĩ Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn, thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn vào tháng 9/1961. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, mang nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào với Việt Nam. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi phát biểu tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, diễn ra chiều 19/4.

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.