Cuộc thanh lọc bộ máy của hệ thống chính trị bắt đầu

Cuộc thanh lọc bộ máy của hệ thống chính trị bắt đầu
(PLO) - Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc, mở ra những quyết sách quan trọng trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân,... và điều quan trọng nhất vẫn là tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ để phục vụ nhân dân, đất nước được tốt hơn, đáp ứng những yêu cầu cấp bách đang đặt ra với xã hội chúng ta.

Rất dễ để nhận thấy, Hội nghị Trung ương lần này đánh dấu một sự đổi mới cách nghĩ, cách làm, những bước đi đã cân nhắc kỹ càng, tiến hành thận trọng nhưng quyết liệt. Bộ máy của cả hệ thống chính trị cồng kềnh là chuyện đã nhiều năm song chỉ là đánh giá chung chung, lần này thì chỉ rõ hơn nó cồng kềnh và kém hiệu quả ở chỗ nào, ví dụ, vai trò của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ hoặc sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan Đảng và Chính quyền,... Nhìn rõ thực trạng, đánh giá đúng tình hình là cơ sở thực tế để sự điều chỉnh, tinh gọn có kết quả tốt.

Trong khi Hội nghị Trung ương đang họp, như một sự tương ứng, tại Hà Nội đã có một dẫn chứng về sự cồng kềnh, kém hiệu quả rất thuyết phục: 5 “siêu ban” sau khi sáp nhập có gần 1.000 người với khối lượng công việc không tương xứng, quỹ lương thiếu hụt... Điều này chứng tỏ rằng, sáp nhập một cách cơ học chỉ là sự giảm đầu mối hình thức, không mang lại hiệu quả gì, quan trọng là tinh giản thực chất.

Nhắc đến tinh giản, hồi tháng 5 vừa qua, Quốc hội báo cáo kết quả giám sát tinh giản cán bộ giai đoạn 2011 – 2016, không hề “giản” được chút nào mà còn tăng thêm 20.400 biên chế với sự “phình ra” của các tổng cục, phòng ban và sự lạm phát cấp phó. Điều này đã chứng minh, giữa chủ trương và thực hiện là một khoảng cách xa vời, thậm chí trái ngược.

Một điểm nhấn quan trọng trong Hội nghị Trung ương 6 là việc kỷ luật cán bộ với trường hợp cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và cho thôi chức Ủy viên Trung ương được dư luận đánh giá là “nghiêm khắc nhưng nhân văn”. Từ trường hợp này, có thể nhận biết là một giai đoạn mới bắt đầu đối với việc xử lý sai phạm của các cán bộ lãnh đạo như lời của Tổng Bí thư: “Từ nay trở đi bất cứ trường hợp nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”. Đồng thời cũng mở đường cảnh tỉnh: “Ai đã chót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa”. Đó cũng là biểu hiện nhân văn!

Cũng như một cơ thể sống, cần định kỳ thanh lọc, loại trừ bệnh tật để có sức khỏe tốt, bộ máy hệ thống chính trị của chúng ta một thời gian dài chỉ chẩn bệnh mà không chữa trị. Nay, rất cần một sự thanh lọc mạnh mẽ và quyết liệt, trọng điểm gây dựng niềm tin trong nhân dân, nếu không “mất niềm tin là mất tất cả”!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Đọc thêm

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).

Đảm bảo tính chặt chẽ khi cải cách hoạt động quản lý dược

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) -  Chiều 16/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các đại biểu cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý dược cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm, đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc được lưu hành, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.