“Chuột chạy cùng sào mới vào... sư phạm”?

“Thảm cảnh” điểm lịch sử chưa thôi khắc khoải, thì mùa tuyển sinh năm nay điểm chuẩn ngành sư phạm tiếp tục thấp thê thảm. Ở một số trường, có thí sinh điểm thi môn Sử dưới 2, thậm chí 0,25 điểm cũng đỗ.

“Thảm cảnh” điểm lịch sử chưa thôi khắc khoải, thì mùa tuyển sinh năm nay điểm chuẩn ngành sư phạm tiếp tục thấp thê thảm.

Liệu các em có còn mặn mà với “ước mơ xanh”?
Liệu các em có còn mặn mà với “ước mơ xanh”?

 1 điểm cũng trở thành... giáo viên?

Năm nay, trong số 30 ngành của ĐH Sư phạm Hà Nội, có 11 ngành lấy điểm đỗ NV1 từ 15 điểm. Chỉ có 2 ngành có điểm chuẩn NV1 cao nhất (25 điểm) là ngành Sư phạm tiếng Anh và thể dục thể thao. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 phải lấy điểm chuẩn bằng sàn cho các ngành sư phạm hóa, sinh trong khi ngành sư phạm vật lý cũng chỉ là 13,5.

Các trường "top" sư phạm còn phải lấy xuống đến mức điểm sàn thì tình trạng của các trường ĐH sư phạm địa phương hay các trường có khoa sư phạm còn thê thảm hơn, khi có ngành không có thí sinh nào trúng tuyển hoặc lèo tèo vài em trúng tuyển với số điểm rất thấp. Tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) đa số trong 42 thí sinh trúng tuyển ngành Lịch sử có điểm ở mức 2-3 điểm. Thậm chí có ba thí sinh chỉ được 1,25 điểm, một thí sinh 1 điểm môn Sử.

Trường ĐH Cần Thơ có bốn thí sinh trúng tuyển ngành Sư phạm Lịch sử với điểm thi môn này là 1 điểm, nhiều thí sinh từ 1,25-2 điểm. Trường ĐH Đà Lạt, một thí sinh trúng tuyển ngành sư phạm lịch sử với điểm thi sử 0,5. Một thí sinh tại trường này trúng tuyển với tổng điểm 13 nhưng môn Lịch sử chỉ có 0,25 điểm.

“Thợ dạy” hay thầy cô?

GS.Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho biết: “Sinh viên giỏi thì vẫn có, nhưng tôi mong muốn những sinh viên giỏi nhất. Mùa tuyển sinh năm nay ở trường tôi có thí sinh điểm đầu vào 27, 28. Học sinh THPT chuyên vẫn có nhiều em thi vào sư phạm. Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại là hiện nay các thí sinh ở thành phố lớn không thi vào sư phạm. Thế hệ giáo viên ở đây là những em ở vùng khác. Khi vào môi trường giáo dục thành phố các em phải thay đổi nhiều thứ, như lối sống, để tiếp cận với đối tượng học sinh, vốn có cách sống xa lạ với các em”.

Không ít người trong cuộc cho rằng, phần lớn sinh viên mới ra trường đều phải qua đào tạo lại từ 2-3 năm. Đó là nói tới những giáo viên có tư duy tốt. Với những thí sinh trúng tuyển với mức điểm thấp thì khó có tư duy tốt để tiếp thu những tư tưởng và cách tiếp cận học sinh theo lối hiện đại, yêu cầu của chương trình mới. Nếu giáo viên không có tư duy tốt thì chỉ giống như “thợ dạy” chứ không thể có sự chủ động và sáng tạo. Mỗi bài học trong sách giáo khoa, nhìn qua rất đơn giản, nếu giáo viên có kiến thức sâu rộng gấp nhiều lần nội dung trong sách, hiểu được nguồn gốc vấn đề thì chắc chắn giảng bài sẽ khác.

Ông Ngô Đắc Chứng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế cho biết, với mức điểm đầu vào trung bình là 5 điểm mỗi môn đào tạo đã là hơi khó rồi, huống chi là thấp hơn! Còn GS.Nguyễn Viết Thịnh khẳng định: “Tôi cho rằng cần phải tiên lượng đầu vào thấp như thế sẽ có tác động tới 10 năm sau”.

Có thể nói, có rất nhiều vấn đề nan giải đặt ra, khi mà trường phổ thông đang đổi mới dạy và học nhưng cách dạy ở các trường đào tạo sư phạm, nơi được coi là “cỗ máy cái” để nâng cao chất lượng giáo dục vẫn dạy theo tư duy cũ và truyền thống. Giáo sinh ra trường nếu về các thành phố lớn đương nhiên rất khó tiếp cận. Và với điểm đầu vào thấp như vậy cũng không thể mong đợi các giáo sinh ra trường sẽ là những thầy cô giỏi. Hơn nữa, với nhiều thí sinh vào sư phạm vì không còn cơ hội nào khác, đúng với kiểu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” thì rất khó để mong họ yêu nghề và tận tụy với vai trò người thầy, người dạy chữ và dạy người cho các thế hệ tương lai...

Nỗi buồn nhà giáo

Có một thực tế khiến ngành sư phạm không hấp dẫn thí sinh không chỉ là ở chính sách lương bổng quá thấp, cơ hội chuyển ngành thấp mà khi học ngành này, người ra trường “ế ẩm” hàng loạt. Theo ghi nhận tại nhiều địa phương, những năm gần đây, nhu cầu giáo viên đã bão hòa, mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp sư phạm chưa được phân công lên đến hàng trăm người mỗi tỉnh.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang cho biết, năm nay Sở nhận được khoảng 1.400 hồ sơ tuyển dụng giáo viên các cấp nhưng chỉ có thể giải quyết được 1.100 hồ sơ. Nhưng như thế cũng là nhiều vì ở nhiều địa phương khác tình hình còn buồn hơn. Ví như năm 2011, chỉ tính riêng bậc THPT, tỉnh Đồng Tháp nhận 890 hồ sơ tuyển dụng nhưng chỉ giải quyết được 90 hồ sơ. Khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm chưa biết đi đâu về đâu. Bà Đoàn Thị Minh Công - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cũng cho biết ở Hải Dương, sinh viên sư phạm ra trường rất thừa, nhiều người tốt nghiệp loại khá vẫn không tìm được việc làm.

Hơn nữa, hệ thống các trường ĐH-CĐ đào tạo ngành sư phạm được nhận xét là đang khá “lôm côm”. Các mô hình đào tạo sản sinh ra từ những trường “ngoại đạo” có đào tạo sư phạm khiến cho năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên không được đảm bảo. Chẳng hạn, các trường đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp, rồi đến cả công nghiệp, kỹ thuật công nghiệp cũng tham gia đào tạo sư phạm. Những trường sư phạm truyền thống thì phải mở thêm các ngành thời thượng như tài chính, kế toán... Thế nên, nhiều địa phương đã tìm cách để từ chối hoặc đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với những sinh viên tốt nghiệp từ các mô hình này.

Chất lượng đào tạo thấp, rõ nhất phải kể tới là đào tạo giáo viên mầm non. Bà Đoàn Thị Minh Công lo ngại trước tình hình giáo viên mầm non đang rất thiếu ở nhiều địa phương, trong khi các trường mầm non tư thục thì nở rộ và buông lỏng. Bởi lẽ thực tế, “nhiều học sinh tốt nghiệp THPT không thi hoặc thi trượt ĐH được xét tuyển bằng học bạ để đào tạo trung cấp mầm non, một tháng học từ 7-10 ngày, sau 2 năm tốt nghiệp 100%. Sau đó lại được liên thông lên ĐH - CĐ với thời gian 2 - 3 năm, 1 tháng lại học vài buổi và ra trường có bằng ĐH nhưng chuẩn nghề nghiệp, năng lực đứng lớp rất hạn chế” - bà Đoàn Thị Minh Công đánh giá.

Bất cập nhất của ngành sư phạm là thi công chức

Ngày nhỏ, tôi học văn rất khá và thường được chọn đi thi học sinh giỏi văn của huyện nên tôi mơ ước trở thành cô giáo dạy văn. Thế nhưng, tôi ra trường đúng lúc ở tỉnh Hải Dương quê tôi đang thừa giáo viên văn. Tôi thấy bất cập nhất của ngành sư phạm hiện nay là việc thi công chức với quy định cứng nhắc là, hộ khẩu ở tỉnh nào thi công chức ở tỉnh đó. Vì vậy, muốn xin sang tỉnh khác thiếu giáo viên văn, tôi cũng không thể vào được biên chế.

Tôi đang đi dạy hợp đồng. Dạy tiết nào được trả tiền tiết ấy, không được đóng bảo hiểm. Số tiết được dạy ít nên bố mẹ vẫn phải bao cấp mới đủ sống. Thêm nữa, dạy hợp đồng, nhà trường chỉ kí kết năm một. Năm sau, nhà trường đủ giáo viên, mình lại không được dạy vì vậy lương vừa thấp vừa bấp bênh. Cứ dạy như thế, nuôi thân còn chẳng đủ lấy tiền đâu để lo cho gia đình. Tôi đang tính chuyện chuyển nghề bởi sau 3 năm ra trường, tôi thực sự thấy chán nản.

Chị Nguyễn Thị Lan (Kim Môn, Hải Dương)

Thi sư phạm cho dễ đỗ 

“Chuột chạy cùng sào mới vào... sư phạm”? ảnh 2
 
Nhiều người nói, nghề giáo là nhàn hạ nhưng gia đình em cũng có người thân làm nghề giáo, em thấy nghề giáo thực sự vất vả. Hơn nữa, bây giờ học sinh không còn giữ được sự tôn sư trọng đạo như trước khiến thầy cô đời sống đã khó khăn còn luôn phải buồn lòng vì sự hỗn láo của học trò.

Lớp em có rất ít bạn có ý định thi vào sư phạm vì các bạn bảo vào ngành sư phạm ra trường khó xin việc, ít có cơ hội thăng tiến, đời sống không đảm bảo. Em học không được tốt lắm. Mấy năm gần đây, em thấy ngành sư phạm lấy điểm thấp, có lẽ em sẽ đăng ký thi vào trường sư phạm cho dễ đỗ. Bố mẹ em bảo, đỗ vào trường đại học nào cũng được, học rồi tính sau. Tuy nhiên, nếu em đỗ trường đại học khác, em sẽ không đi sư phạm. 

  Em Nguyễn Hồng Anh (Hà Nội)

Mở thêm ngành đào tạo để tự cứu mình 

“Chuột chạy cùng sào mới vào... sư phạm”? ảnh 3
 
Trước đây, có những năm học, trường tôi chỉ tuyển được vài chục học sinh cho ngành sư phạm mầm non. Trong khi đó, trường có đến hàng trăm giáo viên, cán bộ đang làm việc. Cơ sở vật chất, con nguời lãng phí vì không sử dụng hết công suất. Để có thể trụ được, trường đã chuyển sang đào tạo đa ngành nghề.

Ngành sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng Bộ GD – ĐT chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Bộ nên đưa ra những con số cụ thể để các trường chủ động lên kế hoạch tuyển sinh. Ví dụ như, trong năm tới, tỉnh Bến Tre cần bao nhiêu giáo viên Văn, Toán, bao nhiêu giáo viên mầm mon, cao đẳng để đào tạo sinh viên ra khỏi bị lãng phí.

 Ông Lê Thành Công (Hiệu trưởng Trường CĐ Bến Tre)

Uyên Na  

Đọc thêm

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.