Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm
(PLO) - Sáng nay 7.11, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm (Q.2) có nhà đất bị ảnh hưởng bởi quy hoạch.

Mục đích của buổi gặp này là để  tiến tới hoàn chỉnh chính sách liên quan đến việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về  dự án Thủ Thiêm.

Người dân đến dự buổi tiếp dân hôm nay chủ yếu là những người  có nhà đất bị giải tỏa ở P.Bình An và P.Bình Khánh. Lãnh đạo Tp Hồ Chí Minh sẽ lắng nghe tâm tư nguyện vọng bà con, trước khi TP có để hoàn thiện khung chính sách, hướng đến giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân Thủ Thiêm theo nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Ban tổ chức cho biết chính thức gửi thư mời 50 hộ dân đại diện, nhưng có khoảng 35 hộ dân có mặt tại phòng tiếp dân. Trong khi đó, rất nhiều hộ dân không có thư mời vẫn được vào dự, theo dõi qua màn hình.

Mở đầu buổi tiếp dân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tinh thần buổi tiếp xúc là lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương đề nghị bà con đến dự tiếp dân có yêu cầu, đề nghị gì liên quan đến nội dung kết luận, kể cả các nội dung bên ngoài kết luận, thì cứ trình bày kèm theo tài liệu, Chủ tịch UBND TP.HCM và Ban Tiếp công dân Trung ương đều tiếp thu, xem xét giải quyết hợp lý.

Các hộ dân đã bày tỏ sự ghi nhận đối với thiện chí của Chủ tịch UBND TP.HCM và lãnh đạo TP.HCM hiện nay, cám ơn sự quan tâm của Trưởng ban Tiếp công dân T.Ư đối với việc xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến Thủ Thiêm.

Phát biểu trong buổi tiếp công dân, một đại diện của các hộ dân nói: "Chúng tôi rất là mừng khi ông Nguyễn Hồng Điệp hiện diện tại buổi tiếp dân hôm nay. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có thất vọng vì thời gian qua trong việc giải quyết khiếu nại có tình trạng né tránh, đùn đẩy khiến sự việc khiếu nại cứ kéo dài".

Một số người băn khoăn: Nếu như lấy kết luận 1483 của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 7.9 để lên phương án giải quyết khiếu nại là không hợp lý, vì chưa làm rõ hết các nội dung khiếu nại của người dân. Người dân đề nghị những khiếu nại của họ cần có kiểm tra, kết luận rõ ràng hơn. Đừng để tàn dư của nhóm lợi ích tồn tại ở Thủ Thiêm, bởi nếu còn tồn tại thì không thể giải quyết được vấn đề người dân khiếu nại. "Nếu thực tâm giải quyết, chúng tôi sẽ hiến kế giải quyết có thể xong trong 1 tháng" - một người dân phát biểu.

Người dân cũng đề nghị "Ai làm sai thì phải tiến hành khởi tố hình sự, truy cứu trách nhiệm, xử lý rõ ràng, chứ chỉ thanh tra, kiểm tra thì khó giải quyết dứt điểm, 10 năm nữa cũng khó xong".

Người dân cũng đề nghị lãnh đạo thành phố làm rõ những vấn đề như ranh giới 160 ha tái định cư, ranh khu trung tâm Thủ Thiêm cụ thể như thế nào? Ai chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản, tổn thất tinh thần mà người dân đã gánh chịu trong nhiều năm qua; đồng thời đề nghị cần phải có đoàn thanh tra đủ mạnh, thanh tra toàn diện Thủ Thiêm, có phương án giải quyết căn cơ; Yêu cầu TP cung cấp tên các dự án lấy đất tái định cư để giao. Đất quy hoạch tái định vì sao lại giao cho doanh nghiệp, cần phải có giải thích thỏa đáng.

 Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưngđưa ra 10 vấn đề TP HCM sẽ giải quyết để người dân Thủ Thiêm cho ý kiến.   Ông Hưng là Tổ trưởng tổ công tác về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

10 chính sách gồm:

1. Điều chỉnh thời điểm để tính bồi thường thiệt hại cho người dân Thủ Thiêm, không tính thời điểm Nghị định 34 có hiệu lực nữa, mà tính theo quyết định thu hồi đất trong thời gian từ 10/5/2002.

2. Điều chỉnh mức hỗ trợ chi phí bồi thường, tái định cư vào thời điểm có quyết định 1997, không tính thời điểm quy hoạch tháng 6/1998 đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch, có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 16/9/1998.

3.  Hỗ trợ đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch…có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 16/9/1998.

4. Hỗ trợ đối với trường hợp đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch…với mục đích đất ở từ ngày 16/9/1998 đến ngày 10/5/2002.

5. Hỗ trợ người dân thuộc các trường hợp thuê đất do nhà nước trực tiếp quản lý với mục đích kinh doanh nhưng sử dụng để ở và kinh doanh. Thời điểm chuyển mục đích thành đất ở trước ngày 15/10/1993.

6. Hỗ trợ các trường hợp thuộc vấn đề 5 ở trên nhưng có thời điểm chuyển thành đất ở từ ngày 15/10/1993 đến ngày 10/5/2002.

7. Nhà ở, đất ở bị giải tỏa một phần.

8. Đối với các trường hợp đã chuyển mục đích cho thuê, cho người khác ở nhờ.

9. Điều chỉnh đơn giá đất nông nghiệp xen kẽ tổng khuôn viên đất ở.

10. Xem xét hỗ trợ các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất sau ngày có quyết định giải tỏa (ngày 10/5/2002).

Sau khi Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng công bố các nhóm vấn đề trên, nhiều người dân tham dự cuộc gặp đã phản ứng vì cho rằng nội dung cuộc gặp hôm nay không đúng với khiếu nại của người dân lâu nay.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.