Chớ để cả xã hội nháo nhào đi thi…

Hai năm nay, tỷ tệ đỗ tốt nghiệp THPT tại các địa phương đã xấp xỉ 100%, tương tự “thành tích” thời trước cuộc vận động “Hai không” (Nói “không” với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi hoài nghi. GS.TS.Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao đổi về “vấn đề” này.

Hai năm nay, tỷ tệ đỗ tốt nghiệp THPT tại các địa phương đã xấp xỉ 100%, tương tự “thành tích” thời trước cuộc vận động “Hai không” (Nói “không” với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi hoài nghi. GS.TS.Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao đổi về “vấn đề” này.

Thủ khoa... 12,5 điểm

* Năm 2006, Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động “Hai không” và tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên cả nước đã bị kéo tụt xuống rất thấp. Nhưng đến nay, tỷ lệ này đã gần quay về mốc cũ, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

- Qua 5 năm thực hiện, càng ngày càng thấy là rất khó, thậm chí không thể thực hiện được “Hai không”. Vụ “bắt tay” của 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi chỉ là một ví dụ.

dhbfdh
GS.TS.Nguyễn Minh Thuyết

Trong lúc bệnh thành tích ở cơ sở chưa dẹp được thì nó đã lan mạnh lên trên. Chỉ trong vòng 5 năm, các trường ĐH, CĐ mọc ra với tốc độ chóng mặt. Năm nào cũng thêm dăm bảy trường ĐH, CĐ mới, trong điều kiện giảng viên, cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn. Thậm chí không ít trường ĐH, CĐ không “tấc đất cắm dùi”, năm nào cũng chờ số liệu tuyển sinh ổn định mới chạy thuê phòng học, không khác gì một “lò luyện thi”. Kỳ thi tuyển sinh năm 2011 này, có trường ĐH mà thủ khoa chỉ đạt... 12,5 điểm. Mở trường tùy tiện như vậy không chỉ hạ thấp chất lượng nhân lực mà còn làm hỏng bất kỳ một cố gắng nào để phân luồng học sinh theo yêu cầu của thị trường lao động. Theo tôi, đã đến lúc nên kết thúc cuộc vận động “Hai không” để làm chuyện  khác có hiệu quả hơn.

Không chữa nổi “bệnh” thành tích

* Nói vậy khác gì chúng ta phủ nhận sự cố gắng của ngành giáo dục trong thời gian qua?

- Không ai có thể nói rằng ngành giáo dục không cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục. Ý kiến tôi chỉ giới hạn ở câu chuyện “Hai không”. Phải nói thẳng là còn lâu mới khắc phục nổi bệnh thành tích trong giáo dục vì chúng ta đang sống trong xã hội chạy theo thành tích.

Nói gần thì như trong một ngành “anh anh em em” với giáo dục là văn hóa, có tới 80% hộ gia đình trên cả nước đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Nhưng bạn thử quan sát xung quanh mình xem con số này có phản ánh sự thực không? Nói xa hơn thì GDP nước mình năm nào cũng tăng, công chức, viên chức, lao động hầu hết là lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhưng khoa học, giáo dục vẫn lạc hậu, kinh tế... vẫn thua xa các nước xung quanh.

Bệnh thành tích là căn bệnh xã hội nặng lắm rồi; một mình ngành giáo dục chữa không nổi đâu. Còn căn bệnh tiêu cực, tôi cũng không nghĩ nó là bệnh riêng của giáo dục hay chỉ là bệnh trong thi cử. Chữa những căn bệnh này phải chữa toàn thân.

Thi tốt nghiệp: Nên giao cho địa phương

* Từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp năm nay, theo ông, có nhất thiết phải tổ chức thành một kỳ thi tốt nghiệp cấp quốc gia?

- Thực ra, phần lớn công việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT hiện nay đều do địa phương đảm nhiệm, Bộ GD&ĐT chỉ ra đề và chỉ đạo chấm. Tôi cho rằng nên giao hẳn việc thi tốt nghiệp này cho các địa phương lo, Bộ chỉ làm công tác hướng dẫn, thanh tra và xử lý vi phạm. Địa phương nào chạy theo thành tích hoặc để xảy ra tiêu cực thì Bộ xử lý.

Còn nếu một vài địa phương làm sai có “lọt lưới thanh tra” thì đã có dân giám sát. Nếu kết quả thi tốt nghiệp cao ngất ngưởng mà kết quả thi ĐH, CĐ chẳng ra gì thì công luận ở địa phương và Hội đồng Nhân dân địa phương cũng chẳng để yên. Nhưng kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy khi được giao toàn quyền, người được giao sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn, bởi vì lúc đó sẽ không còn cái cơ chế “mình làm, người khác chịu trách nhiệm” nữa. Bộ GD&ĐT có giải phóng mình khỏi việc quanh năm ngày tháng lo tổ chức các kỳ thi thì mới lo được những việc đúng tầm của Bộ, như xây dựng chiến lược, quy hoạch, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực...

* Thực tế năm nay cho thấy, thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT đã rút gần hết. Cùng với đó, tỷ lệ tốt nghiệp ở hệ Giáo dục thường xuyên một số tỉnh tăng đột biến. Ông có nghĩ, nếu giao hoàn toàn, các sở sẽ nới lỏng để nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp?

- Tôi phải nói rằng nếu sử dụng thanh tra ủy quyền làm giám thị là lẫn lộn chức năng. Thanh tra là để giám sát, phát hiện vi phạm và xử lý, chứ không phải để tăng cường lực lượng coi thi. Thanh tra chỉ về để coi thi thì để hay rút cũng vậy thôi. Cũng không nhất thiết là phải rải thanh tra khắp các điểm thi, mà chỉ cần sai đâu xử đấy cho nghiêm thì tự những nơi khác sẽ phải trông gương ấy mà sửa mình.

Bỏ kiểm tra, sàng lọc thì không còn ý thức phấn đấu

* Nhiều người cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp, ông nghĩ sao?

- Có người bảo rằng thi tốt nghiệp năm nào cũng đỗ gần 100% thì thi làm gì? Nhưng mục đích của thi tốt nghiệp không phải là để đánh trượt học sinh mà để kiểm tra xem các em có đạt được ngưỡng yêu cầu hay không. Hiện nay, từ tiểu học lên đến THPT chúng ta đã dỡ bỏ hết các kỳ thi. Chỉ có một số tỉnh có kỳ thi vào lớp 10.

Chúng ta đào tạo con người trong thời đại cạnh tranh mà lại dỡ hết những cuộc kiểm tra, sàng lọc thì học sinh không còn ý thức phấn đấu, về sau ra đời cạnh tranh với ai được nữa? Vả lại, bên cạnh mục tiêu đánh giá học sinh, thi còn là dịp để ngành giáo dục, để thầy cô đánh giá chính mình, từ đó điều chỉnh công việc dạy học. Không thi tốt nghiệp nữa thì đánh giá công việc dạy học thế nào?

Ở bên Anh, tôi thấy người ta còn công bố kết quả thi của từng trường lên báo. Qua vài năm mà trường không cải thiện được vị trí xếp hạng thì Hội đồng giáo dục địa phương người ta cho ông (bà) hiệu trưởng về vườn. Trường xử lý đối với giáo viên cũng vậy. Tóm lại, quan điểm của tôi là không bỏ kỳ thi tốt nghiệp nhưng nên làm cho nó gọn nhẹ hơn.

Không thể để cả xã hội nháo nhào đi thi

* Ngoài việc giao địa phương tổ chức thi, hình thức thi cử có nên đổi mới không, thưa ông?

- Đề thi thời gian vừa qua đã được cải thiện, nhiều đề được đánh giá là hay. Bộ nên hướng dẫn các địa phương để làm thế nào kiểm tra được thực chất năng lực của học sinh. Nhưng phải nói là hoàn cảnh nước ta cũng có nhiều cái rất khó. Tôi lấy ví dụ dạy tiếng Anh, chúng ta yêu cầu học sinh phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng do số lượng học sinh của ta quá lớn nên mới chỉ kiểm tra được kỹ năng viết. Nếu không tìm được biện pháp giải quyết, cách thi ấy sẽ tác động trở lại cách học, khiến thầy và trò chỉ chăm chăm vào các bài đọc hiểu và ngữ pháp thôi.

Về lâu dài, việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể sẽ còn phải thay đổi, nhưng điều đó phụ thuộc vào cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông mới. Thực ra, kiến thức phổ thông đối với mỗi người chỉ cần đến lớp 9 là đủ. Sau lớp 9, ai có điều kiện thì học tiếp, còn không thì đi học nghề. Nhưng muốn thế, trường nghề của chúng ta phải thay đổi cho phù hợp, không thể để mãi tình trạng cả xã hội nháo nhào đi thi như hiện nay.

Sẵn trường kém “đón” người kém

* Chúng ta đang tắc ở phân luồng, thưa ông?

- Hiện nay chúng ta đang gặp vấn đề chủ trương một đằng, thực hiện một nẻo. Lẽ ra sau lớp 9, học sinh cần được phân luồng thì ta lại cho thành lập hàng loạt trường THPT ngoài công lập mà không phải trường nào cũng đạt chất lượng để “hứng” hết những học sinh không đỗ vào trường công lập. Rồi sau 3 năm, lại có một loạt các trường ĐH kém chất lượng “đợi” đội ngũ học sinh này. Họ mất thêm 4 năm nữa rồi ra trường không có việc làm vì không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Đó là một sự lãng phí thời gian và của cải xã hội. Chúng ta cố gắng thỏa mãn nhu cầu học tập của mọi người là đúng, nhưng phải tính toán đến chất lượng, không thể có chuyện mọi người cùng dắt nhau vào ĐH, thậm chí lên tiến sĩ như hiện nay. Cả xã hội đều là tiến sĩ, kĩ sư, cử nhân mà không có công nhân lành nghề đâu có được.

* Theo ông, ta nên giải quyết vấn đề này thế nào?

- Đầu tiên là ở chính mỗi gia đình. Cha mẹ phải định hướng cho con chọn đường thế nào phù hợp với năng lực của mình và điều kiện kinh tế gia đình. Thứ hai là ở chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tuyển chọn, sử dụng lao động của Nhà nước. Nếu công nghiệp chỉ gói gọn trong khai mỏ, gia công; nông nghiệp vẫn “con trâu đi trước, cái cày theo sau”; dịch vụ chỉ là mát xa, nhà hàng, buôn bán lẻ... và nếu chỉ cần có quyền, có tiền, học hành thế nào cũng tiến thân được thì con em mình chẳng cần học hành tử tế để làm gì.

Xin cảm ơn ông!

Uyên Na - Nghiêm Huê (thực hiện)

Đọc thêm

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.