“Chặn cửa” trốn thuế và "chạy" vốn

Rất nhiều “mối quan tâm nhức nhối” như “lỗ giả” của doanh nghiệp FDI, liệu có thêm dự án sân gôn nào “ăn” đất nông nghiệp, "chạy" vốn… vừa được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh giải đáp tại buổi đối thoại trực tuyến  qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Rất nhiều “mối quan tâm nhức nhối” như “lỗ giả” của doanh nghiệp FDI, liệu có thêm dự án sân gôn nào “ăn” đất nông nghiệp, "chạy" vốn… vừa được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh giải đáp tại buổi đối thoại trực tuyến  qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.

- Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đang lâm vào tình trạng có vấn đề về tài chính, một số trụ sở cũng như xưởng, nhà máy  “vườn không nhà trống”. Hiện tượng này gây lãng phí về quỹ đất cũng như doanh thu cho thuê đất của nhà nước? Trách nhiệm thuộc về ai và giải pháp của Bộ thế nào?

-  Bộ trưởng Bùi Quang Vinh:  Mỗi DN có khó khăn khác nhau, phải xác minh cụ thể, kiểm tra lại xem DN đó khó khăn thật sự, đổ bể do khách quan hay các lý do khác, để mỗi doanh nghiệp  có cách xử lý. Nhưng theo tôi, đây là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương và DN phải cùng nhau rà soát tháo gỡ để từ đó làm sao phải khắc phục được, hoặc là phục hồi sản xuất cho hiệu quả, hoặc là yêu cầu chuyển nhượng, thu hồi nếu như có những yếu tố có thể thu hồi được theo đúng luật pháp Việt Nam.

- Câu chuyện “lỗ giả” của DN FDI đã rõ và diễn ra trong một thời gian khá dài gây thất thoát lớn cho nhà nước, hành động của chúng ta?

- Trước hết, phải khẳng định phần lớn các DN đầu tư nước ngoài làm ăn rất nghiêm túc. Tuy nhiên, cũng có một số DN không trung thực trong khâu hạch toán kinh doanh, khai lỗ giả để trốn tránh trách nhiệm nộp thuế, trong kinh tế gọi là chuyển giá. Khi xuất hiện tình trạng này, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành địa phương đã tích cực xem xét để giải quyết. Bộ KH&ĐT đã xây dựng đề án chống chuyển giá và sau khi trình, Chính phủ đã quyết định giao Bộ Tài chính chủ trì chương trình này, vì liên quan nhiều đến thuế, hải quan.

Bộ KH&ĐT cũng xây dựng một cơ sở dữ liệu để so sánh giá các mặt hàng trong nước và quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng việc chống chuyển giá không chỉ từ khâu cuối cùng, mà còn có trách nhiệm của các bộ, ngành ở mọi khâu, từ đó phát hiện sớm để ngăn chặn.

- Dòng vốn FDI không đầu tư cho sản xuất mà chỉ “chăm chăm” đổ vào bất động sản, lẽ nào chúng ta vẫn “bằng lòng”?

- Về dòng vốn FDI đưa vào lĩnh vực bất động sản, có thể nói rằng, về luật pháp, Việt Nam không cấm các nhà đầu tư nước ngoài. Phải nói rằng hiện có nhiều dự án bất động sản quy mô lớn, hiện đại, mẫu mực qua đó, không những chúng ta có lợi về đầu tư mà còn có bài học trong quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực Nhà nước khuyến khích mà chúng ta khuyến khích các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến…

Đầu tư cho bất động sản cũng có đóng góp quan trọng nhưng nếu đầu tư quá mức vào lĩnh vực này gây ra những vấn đề căng thẳng, ảnh hưởng đến thị trường, kinh tế vĩ mô. Hiện nay, đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản ngày càng giảm. Nếu bình quân trong giai đoạn 2008 – 2010, trên 34% trong tổng vốn FDI vào Việt Nam đầu tư vào bất động sản. Đây là con số đáng báo động. Nhưng năm 2011, cùng với các biện pháp quản lý vĩ mô, đầu tư vào bất động sản của các DN FDI giảm còn 7%.

- Trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng, liệu có thêm sân golf nào được xây dựng không?. Bộ trưởng có bao giờ nghĩ đến việc bỏ bớt sân golf, trả lại đất sản xuất cho nông dân hay không?.

- Phải nói rằng sân golf không có lỗi gì cả, vì nếu bố trí đúng còn đem lại nhiều lợi ích. Ví dụ, sân golf biến khu vực đất hoang hóa thành cơ sở du lịch, giải quyết việc làm… và nhiều nước đã thực hiện, Việt Nam không phải là nước có nhiều sân golf. Mặt khác, cũng phải nói rằng, việc lấy đất sản xuất nông nghiệp, đất lúa, đất rừng làm sân golf là việc không thể chấp nhận được.

Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý việc xây dựng các sân golf. Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ đạo này cũng có nơi chưa được nghiêm. Tháng 2 vừa qua, chúng tôi đã dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ một Chỉ thị mới về vấn đề này, dự kiến sẽ ban hành vào tháng 3. Theo đó, sẽ rà soát lại các sân golf không đúng phép, kiên quyết loại bỏ; kiểm tra, xử lý các các sân dùng đất màu, đất lúa, biến thành BĐS; đặc biệt, quy định không sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa 1 vụ kém năng suất), đất màu, đất rừng để làm sân golf.

 - “Chạy ngân sách, chạy vốn đầu tư” – cụm từ này có xuất hiện ở Bộ Kế hoạch đầu tư không?

- Đây là vấn đề mà tất cả các cấp, ngành liên quan đều phải quan tâm và có các biện pháp phòng ngừa hạn chế tiêu cực có thể xảy ra. Tôi nghĩ rằng, không ai có thể nói rằng, ở Bộ mình, cơ quan mình, ngành mình là hoàn toàn không có tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải kiên quyết, có biện pháp, cơ chế quản lý sao cho dù có muốn cũng không thể tiêu cực được. Bộ đã và đang làm theo định hướng đó và cũng có kết quả hết sức tích cực, được các địa phương, bộ, ngành đánh giá rất cao.

Ngay trong năm 2012, Bộ sẽ trình Chính phủ xây dựng Nghị định về đầu tư phát triển trung hạn là 5 năm, theo đó, từ năm 2013, Chính phủ sẽ công bố ngân sách cấp cho các bộ, ngành, địa phương; Các địa phương được chủ động phân bổ nguồn lực này. Tôi nghĩ đây là việc làm quan trọng để thay đổi tư duy, thay đổi cơ chế “xin cho”…

Mai Hoa (ghi)

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.