Bộ Tư pháp và tỉnh Ninh Bình cùng phối hợp nâng cao hiệu quả công tác Tư pháp, THADS

Bộ Tư pháp và tỉnh Ninh Bình cùng phối hợp nâng cao hiệu quả công tác Tư pháp, THADS
(PLO) -  Chiều 19/10, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu đoàn công tác Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình về công  tác Tư pháp, Thi hành án dân sự (THADS). 

Tham gia đoàn công tác có Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ: Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), Cục Con nuôi, Trung tâm Lý lịch tư pháp, Văn phòng Bộ.

Về phía tỉnh Ninh Bình có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thanh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Điến; Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đinh Chung Phụng và lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Tỉnh đánh giá cao vị trí, vai trò của công tác Tư pháp, THADS

Phát biểu chào mừng Hội nghị làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh khái quát đôi nét về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bà cho biết, cùng với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Ninh Bình đã có những bước phát triển ngoạn mục. Nổi bật là về công tác xây dựng Đảng, an ninh tôn giáo, phát triển kinh tế (nửa đầu nhiệm kỳ này đã đạt và vượt 12/15 chỉ tiêu với mức tăng trưởng GDP trung bình đạt 8,2%, thu ngân sách gần 12 nghìn tỷ) hay trong xây dựng nông thôn mới, Ninh Bình đứng thứ 10 trong cả nước. Theo bà Thanh, tuy nguồn thu ngân sách chưa lớn so với một số địa phương nhưng tỉnh luôn chú trọng đảm bảo an sinh xã hội, đơn cử như người cao tuổi theo quy định là 80 tuổi thì ở Ninh Bình người từ 75 tuổi trở lên là được cấp thẻ bảo hiểm.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh

Đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng, không thể thiếu của Bộ, Ngành Tư pháp đối với đất nước thì tương tự tại địa phương, bà Thanh khẳng định, những kết quả đạt được như trên chính là nhờ một phần sự đóng góp hết sức thiết thực của công tác Tư pháp, THADS trên địa bàn. Nhân dịp này, bà Thanh cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, cá nhân Bộ trưởng, 2 vị Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng đối với tỉnh Ninh Bình.

Tuy nhiên, bà Thanh cho hay, trong quá trình triển khai nhiệm vụ cũng phát sinh những bất cập như chồng chéo, xung đột pháp luật. Vì vậy, bà Thanh hy vọng tại Hội nghị làm việc sẽ có được các giải pháp hiệu quả tháo gỡ những xung đột pháp lý trong tổ chức thực hiện để giúp Ninh Bình có cái nhìn tổng thể hơn trong giải quyết các bất cập nhằm phát triển hơn nữa kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Minh Thường và Cục trưởng Cục THADS Phạm Xuân Túy đã báo cáo rõ thêm về những kết quả đạt được của công tác Tư pháp và THADS. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2018, ngành Tư pháp đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các mặt công tác với các giải pháp phù hợp và hoàn thành được khoảng 90% chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra. Ngành THADS tỉnh đã tích cực, triển khai quyết liệt toàn diện, đồng bộ, kịp thời các mặt công tác, vượt mức 2 chỉ tiêu Quốc hội giao (về việc đạt 75,83% - vượt 5,83% chỉ tiêu được giao, về tiền đạt 37,4% - vượt 7,5% chỉ tiêu được giao). So với chỉ tiêu Tổng cục giao, vượt 3/4 chỉ tiêu: vượt 3,8% về việc, vượt 5% về tiền, giảm việc chuyển kỳ sau 1%, riêng tiền chuyển kỳ sau tăng 4,1%. Bên cạnh đó, 2 vị Thủ trưởng đã phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc mong được Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ đưa ra hướng xử lý như kinh phí dành cho công tác PBGDPL còn ít; một số tổ chức hành nghề công chứng, đấu giá còn xảy ra trường hợp cạnh tranh không lành mạnh; thực trạng số việc, tiền thụ lý ngày càng tăng, tính chất phức tạp ngày càng lớn, chỉ tiêu nhiệm vụ ngành, cấp ủy, chính quyền giao thường xuyên được bổ sung nhưng biên chế giảm quá nhanh trong 3 năm (giảm 7,7%); một số Chi cục THADS chưa có kho vật chứng nên các tài sản lớn phải đi gửi, nhiều tài sản khi giải quyết xong thì tiền giữ phải trả đã chiếm đến 3/4 giá trị tài sản…

Giải đáp nhiều vướng mắc cho địa phương

Trên cơ sở báo cáo và kiến nghị của địa phương, các thành viên đoàn công tác đã trực tiếp giải đáp nhiều vấn đề. Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến nhận thấy Ninh Bình triển khai nghiêm túc các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo ông Tuyến, số lượng văn bản do cấp huyện ban hành hiện nhiều hơn do cấp tỉnh ban hành nên tỉnh cần sát sao hơn trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, mặc dù tỉnh rất quan tâm đến công tác pháp chế nhưng ghi nhận thực tế thì đội ngũ cán bộ pháp chế còn mỏng, đòi hỏi phải bố trí đủ số lượng, chất lượng mới đáp ứng ngang tầm với yêu cầu hiện nay; nghiên cứu việc giao ban công tác pháp chế tại địa phương.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến 

Nói riêng về công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Nguyễn Thanh Tú cho biết, theo quy định hiện hành, địa phương có quyền ban hành Nghị quyết để hỗ trợ doanh nghiệp, trong điều kiện cán bộ pháp chế các sở, ngành còn mỏng thì phải “kéo” đội ngũ cán bộ Tư pháp tham gia vào. Ninh Bình đang có khoảng 6 nghìn doanh nghiệp, mục tiêu thành lập khoảng 10 nghìn doanh nghiệp vào năm 2020, theo nhận xét của ông Tú, Sở đã phối hợp chặt với Bộ trong triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp và tới đây cần tiếp tục thúc đẩy công tác này để nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Thanh Tú
Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Thanh Tú

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực thì kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhất là cấp huyện, cấp xã, tăng cường phối hợp trong công tác THADS, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc kéo dài, cấp kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ đạo THADS, hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan THADS, chỉ đạo cấp huyện xem xét cấp mặt bằng để cải tạo trụ sở làm việc, kho vật chứng (mới có 4/9 đơn vị có kho vật chứng). Ngoài ra, ông Lực mong muốn các cơ quan khối Nội chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan THADS; Tòa án chuyển giao bản án, kịp thời giải thích bản án có vướng mắc; Viện kiểm sát tăng cường kiểm sát thi hành án; Công an phối hợp trong tổ chức thi hành án, nhất là đối với những trường hợp phải cưỡng chế…

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực 

Vui mừng trước sự đánh giá, ghi nhận của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình đối với công tác Tư pháp, THADS trên địa bàn tỉnh, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu Sở Tư pháp và Cục THADS cần tích cực, chủ động tranh thủ tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh để tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh nhà.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu Sở Tư pháp và Cục THADS cần tích cực, chủ động hơn
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu Sở Tư pháp và Cục THADS cần tích cực, chủ động hơn

Thời gian tới, Thứ trưởng mong muốn tỉnh Ninh Bình trong sắp xếp tổ chức bộ máy, lưu tâm đến Thông tư hướng dẫn thay thế Thông tư liên tịch số 23, làm sao việc tinh gọn bộ máy cố gắng giữ được tên “pháp chế” trong cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm có vị trí “cán bộ pháp chế”…

Muốn mọi việc “chuẩn chỉ”, phải có sự tham mưu của cán bộ Tư pháp

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Điến nhấn mạnh, hiện nay muốn làm mọi việc “chuẩn chỉ”, chắc chắn phải có sự tham mưu của cán bộ Tư pháp và ông gửi lời cảm ơn đội ngũ cán bộ Tư pháp thời gian qua đã luôn nỗ lực đóng góp cho địa phương. Chia sẻ hiện nay đang có nhiều áp lực về biên chế, nguồn lực nhưng Chủ tịch tỉnh cam kết sẽ cố gắng vận dụng các quy định pháp luật để quan tâm hơn nữa cho công tác Tư pháp và THADS.

Bộ trưởng Lê Thành Long tâm niệm, công tác Tư pháp hiện có trên dưới 30 đầu việc, trong khi xã hội càng dân chủ, càng phát triển thì càng phải thượng tôn pháp luật, còn công tác THADS thì ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp. Qua đây, Bộ trưởng cảm ơn những đóng góp của công tác Tư pháp, THADS vào kết quả chung của Bộ, Ngành Tư pháp cũng như chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của địa phương, đồng thời cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã luôn chỉ đạo quyết liệt, sát sao công tác Tư pháp, THADS.

Thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác Tư pháp và THADS, Bộ trưởng đề nghị tới đây lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo trực tiếp hơn nữa để tạo bản lĩnh, nâng cao tham mưu trong các lĩnh vực công tác cho cán bộ Tư pháp. Thấu hiểu những hạn chế về kinh phí cho công tác PBGFPL, theo Bộ trưởng phải bố trí đúng quy định nhưng lãnh đạo tỉnh có thể chỉ đạo ưu tiên thêm một phần kinh phí để hoạt động này hiệu quả. Đối với các lĩnh vực bổ trợ, các nghề đã xã hội hóa như công chứng, đấu giá thì phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm kịp thời. Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo công tác THADS, có điều kiện thì quan tâm thêm vấn đề trụ sở của cơ quan THADS…

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.