Bộ trưởng Lê Thành Long: Chính sách nhân đạo trong hình sự rất quan trọng

Bộ trưởng Lê Thành Long: Chính sách nhân đạo trong hình sự rất quan trọng
(PLO) - Kết thúc phiên làm việc ngày thứ 3 của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV – một phiên họp rất căng thẳng bàn về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã báo cáo trước Quốc hội một số vấn đề của Dự luật còn nhiều ý kiến đóng góp.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đây là bộ luật rất khó. Trong thời gian vừa qua, cơ quan soạn thảo đã làm việc với hầu hết các cơ quan quản lý ngành, quản lý lĩnh vực, các chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực này để thiết kế các điều, khoản cụ thể hôm nay trình Quốc hội. 

Giải đáp một số vấn đề được các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng nói: “Thứ nhất, về chính sách hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì vấn đề này các đại biểu đã phân tích rất kỹ. Quan điểm của Chính phủ khi trình có một sự nhất quán và tiếp tục với chính sách hình sự nhân đạo đối với trẻ em. 

Thứ hai, dưới góc độ tâm sinh lý, các em cần nhiều hơn sự khoan dung và khá nhiều ý kiến ủng hộ phương án 2. Nếu chúng ta quy định trách nhiệm hình sự quá rộng đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, đặc biệt là trong môi trường nhà tù thì tác động tiêu cực nhiều hơn tác động tích cực. Vì vậy một trong những nguyên tắc Chính phủ tuân theo trong thiết kế điều này, đối với trẻ em ở độ tuổi này và nói chung dưới 18 tuổi thì chỉ khoanh lại ở những tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, tăng hình phạt ngoài tù và tăng biện pháp ngoài tố tụng thay vì tù tội và tố tụng. 

Thứ ba, chúng tôi cũng rà soát các công ước quốc tế về quyền trẻ em thì thấy các nước theo hướng như vậy. Tại sao liệt kê cụ thể 28 tội tại Khoản 2 của Điều 12. Bởi không liệt kê, thì có nhiều các loại chủ thể đặc biệt chẳng hạn như tội tham nhũng rồi các tội liên quan đến chức vụ quản lý kinh tế, về mặt nguyên tắc cũng áo dụng cho trẻ em thì có một sự bất hợp lý nhất định.”

Liên quan đến tội phạm pháp nhân thương mại, Bộ trưởng cho biết Bộ luật Hình sự 2015 quy định 31 tội, lần này Quốc hội thống nhất thêm hai tội đối với pháp nhân, là tội rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nếu thống nhất thì lên 33 tội. 

Bộ trưởng bày tỏ: Đây là lần đầu chúng ta quy định pháp nhân, nên những vấn đề gì theo nguyên tắc, những gì chúng ta hiểu tương đối và có một tương đối chắc chắn thì quy định vào đây, còn lại những vấn đề khác sẽ tiếp tục trong quá trình thực hiện rồi tiếp tục hoàn thiện. 

Quay trở lại nguyên tắc áp dụng, về cơ bản những gì áp dụng cho cá nhân thì cũng áp dụng cho pháp nhân, trong đấy có cả câu chuyện về phân loại tội phạm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hình phạt chủ yếu đối với pháp nhân là hình phạt tiền, cho nên nếu theo Điều 9 thì có thể hiểu nhầm là pháp nhân chỉ có thể phạm tội ít nghiêm trọng. Đây là vấn đề mới cho nên đưa ra hai yếu tố để chúng ta dựa vào xác định. 

Nếu như căn cứ vào mức độ nguy hiểm thì chúng ta có thể theo cách phân loại tại Khoản 1, Điều 9. Còn thứ hai là dấu hiệu hình phạt thì theo các khung cụ thể.  Đối với từng các điều, khoản cụ thể liên quan đến pháp nhân thì đã có thiết kế cụ thể hóa ở đây rồi, đi theo cách thức như vậy và đúng ra kinh nghiệm của các nước thấy rằng không có ai tách ra làm 2 hệ thống tội phạm, một hệ thống là đối với cá nhân và một hệ thống đối với pháp nhân. Chúng ta không thể có hai phần chung trong Bộ luật Hình sự được vì các nước cũng về cơ bản theo nguyên tắc này, tức là chúng ta suy từng cá nhân ra và những gì chắc chắn đối với pháp nhân thì chúng ta áp dụng. 

Về quy định trách nhiệm tố giác tội phạm của luật sư, Bộ trưởng phân tích:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 1985 của chúng ta quy định là người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác, tức là không loại trừ chủ thể nào, trong đấy có cả luật sư, người bào chữa, trong đấy có cả người thân thích.

Đến Bộ luật hình sự năm 1999 tại Khoản 2, Điều 22, chúng ta đã bắt đầu chỉ rõ hơn và giới hạn đối tượng ông bà, cha mẹ, vợ chồng, tức là những người thân thì không phải chịu nếu như không tố giác, trừ trường hợp liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng thì chỗ này chưa có người bào chữa, cũng vẫn như những đối tượng khác. Bây giờ chúng ta đã làm gì ở Khoản 3, Điều 19, Bộ luật hình sự năm 2015. Tức là chúng ta chỉ nói rõ thêm và theo một nguyên tắc ở đây là đã thu hẹp đáng kể các tội mà người bào chữa phải chịu trách nhiệm. Ở đây đối với tội không tố giác tội phạm đã thu hẹp rồi.

Bộ trưởng cũng cho biết hiện tại chưa ai phản ánh đến ông rằng về những bất cập, dù luật hiện hành đang quy định trách nhiệm này của luật sư.  

Dẫn chiếu Khoản 1, Điều 9 Luật luật sư Bộ trưởng nói thêm: Điều luật này quy định nghiêm cấm luật sư tiết lộ thông tin về vụ việc khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp người đó đồng ý hoặc luật có quy định khác. Chúng tôi hiểu rằng các quy định của dự thảo Bộ luật hình sự lần này quy định theo hướng đây là một đặc thù mà luật quy định khác.

Cũng trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Lê Thành Long còn giải thích về quy định tội kinh doanh đa cấp; Điều 260 vi phạm trật tự về an toàn giao thông đường bộ. Về thuốc lá nhập lậu…

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).