Bộ máy cồng kềnh thì khó tiết kiệm chi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Một nguyên nhân khiến chi thường xuyên của nước ta rất cao là do ngân sách đang được bố trí theo yếu tố đầu vào, theo lượng biên chế và dự kiến khối lượng công việc. Vì thế, cắt giảm được nhân sự, biên chế mới là “gốc”  cho việc giảm được chi thường xuyên.
Đó là quan điểm được ông Bùi Đức Thụ  - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội - nêu ra khi đề cập đến giải pháp để quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước (NSNN), tránh lãng phí trong những khoản chi thường xuyên đang gây ra nhiều lo ngại.
Bố trí ngân sách theo “đầu ra” để tiết kiệm
Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn chế thì giải pháp để cân đối ngân sách được Chính phủ ưu tiên hàng đầu là tiết kiệm chi thường xuyên với những yêu cầu cụ thể như hạn chế hội nghị, hội thảo, đi nước ngoài, cắt giảm đầu tư… Vậy theo ông, việc tiết kiệm chi như vậy đã đủ sức giúp giảm gánh nặng chi NS? 
- Việc bố trí NS ở Việt Nam ngược lại so với nhiều nước. Để tiết kiệm NS, các nước bố trí NS theo đầu ra, nghĩa là căn cứ vào nhiệm vụ để xác định nguồn kinh phí, còn việc chi tiêu thực tế khoản NS đó cũng phải tính toán. Đơn cử, ngay việc cán bộ đi công tác bằng máy bay, ô tô, phương tiện giá rẻ hay máy bay thương mại bình thường; hay đi máy bay thương mại thì ngồi ở hạng C hay hạng thường... đều được đưa vào tính toán, cân đối chung.
Nhưng ở nước ta, bố trí NS chủ yếu theo yếu tố đầu vào, theo lượng biên chế, theo dự kiến khối lượng công việc. Việc chi tiêu các khoản từ NS sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, chế độ, định mức cho từng đối tượng, công việc. Vì vậy theo tôi, để xem xét vấn đề tiết kiệm, phải rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức, bố trí phù hợp trên tinh thần triệt để tiết kiệm thì mới tiết kiệm được. 
Ngoài ra, nên học tập kinh nghiệm của các nước trong việc bố trí NS theo đầu ra. Trước mắt, có thể chuyển đổi phương thức thí điểm và tổng hợp lại để sửa hình thành cơ chế trong quản lý điều hành NS theo hướng bố trí ngân sách theo kết quả đầu ra. Khi các tổ chức, cá nhân tự chủ về kinh phí, họ sẽ buộc phải tiết kiệm và sử dụng đồng tiền của Nhà nước có hiệu quả hơn.
Thời gian qua, nhiều ngành được đưa tin đã tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng. Vậy ông có cho rằng đó là kết quả của chính sách tiết kiệm chi mà chúng ta đang thực hiện?
- Tôi cho rằng, việc ngành này, ngành kia tiết kiệm vài chục nghìn tỷ đồng cần có sự phân tích sâu, cụ thể. Tiết kiệm phải hiểu theo nghĩa với một tiêu chuẩn, định mức như thế thì phải đạt khối lượng tương ứng nhưng với chi phí nhỏ hơn, thì phần chênh lệch nhỏ hơn đó mới gọi là tiết kiệm. Còn việc giãn, giảm tiến độ đầu tư và cắt giảm các dự án chưa làm giảm xuống thì dùng từ “tiết kiệm cho NSNN” cũng chưa phù hợp. 
Ví dụ, nếu như Bộ, ngành có kế hoạch đầu tư 100 nghìn tỷ để làm 100 dự án A, B, C... nhưng giờ NS khó khăn, không làm 100 dự án đó mà chỉ làm 80 dự án thì tự nhiên tổng mức đầu tư giảm xuống. Đó không phải là tiết kiệm mà là cắt giảm quy mô để phù hợp với khả năng cân đối của NSNN. Cần đánh giá đúng vấn đề thì mới có thể xác định có tiết kiệm được hay không.
Tiết kiệm chi luôn là vấn đề “nói dễ, làm khó” khi lĩnh vực nào cũng cần đầu tư và các hoạt động đều cần có nguồn NS để duy trì. Ông đánh giá như thế nào về yêu cầu tiết kiệm chi thường xuyên?
- Trong điều kiện quy mô nền kinh tế của chúng ta nhỏ, GDP bình quân trên đầu người thấp và mức độ động viên vào NS còn hết sức hạn chế thì tiết kiệm là cốt lõi trong việc đảm bảo hiệu quả sử dụng NS. Song cần phải lưu ý rằng, dù thực hiện tiết kiệm chi thì có những khoản không thể tiết kiệm. Đó là chi trả nợ theo cam kết, đến hạn phải trả nợ gốc và lãi, thực hiện khế ước, trách nhiệm của bên vay.
Trong những năm qua, tình trạng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN liên tục tăng. Trong chi thường xuyên, đến 2/3 là chi cho con người và phần còn lại, kinh phí hoạt động rất ít cũng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc. Để tiết kiệm chi thường xuyên, trước hết tinh giản biên chế là nhiệm vụ cấp bách. Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ chi trong chi thường xuyên như chi sự nghiệp vẫn còn bố trí dàn trải dẫn đến lãng phí, không tiết kiệm nên cần phải tính toán lại. 
Ông Bùi Đức Thụ
Ông Bùi Đức Thụ 
Cải cách tiền lương mới hạn chế được chi thường xuyên
Vấn đề được quan tâm nhiều là chi thường xuyên chiếm rất lớn trong tổng chi NS nhưng còn tồn tại nhiều bất cập như “vay về để ăn” là chính trong khi chính sách chi cho an sinh xã hội  vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận xét của ông về vấn đề này như thế nào? 
- Phải khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chính sách chi cho an sinh xã hội nên dù thực hiện chính sách tiết kiệm chi thì các khoản chi đầu tư cho an sinh xã hội vẫn đảm bảo với tốc độ tăng chi cho các lĩnh vực an sinh xã hội luôn được chú trọng và tăng cao nhất. Nhưng một vấn đề cần đặc ra là cùng với chi cho an sinh xã hội và quá trình cải cách tiền lương đã tăng tỷ lệ chi thường xuyên từ mức trên dưới 50% lên đến 67% trong năm 2014 vừa qua. 
Vì vậy, muốn hạn chế được chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho con người, thì không thể không thực hiện cải cách tiền lương. Bởi vì nếu không thực hiện cải cách tiền lương sẽ dẫn đến nguy cơ “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước. Mà tiền lương quá thấp thì không thể nào trở thành động lực đối với người lao động. 
Tuy nhiên, nếu giữ biên chế, thực hiện cải cách tiền lương như hiện nay thì nguy cơ chi thường xuyên còn vượt trên 2/3 tổng chi NSNN và trong chi thường xuyên thì 2/3 là dành cho chi con người. Phần còn lại để đầu tư phát triển, hoặc phần còn lại trong chi thường xuyên để dành cho kinh phí hoạt động sẽ rất ít.
Chính vì vậy, cần cơ cấu chi thường xuyên theo hướng trước hết sắp xếp lại nhân sự, biên chế, rà soát tiêu chuẩn, chế độ, định mức phù hợp thực tế và thực hiện khoán kinh phí, biên chế, bố trí NS theo đầu ra để việc quản lý sử dụng NSNN trở thành động lực và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức chứ không phải bằng cơ chế bên ngoài, từ trên nén xuống.
Tại Kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu phải có biện pháp để đưa về tỷ lệ chi thường xuyên chiếm 50% tổng chi; 30% dành cho chi đầu tư phát triển và chi trả nợ 20%. Theo ông, bao giờ có thể thực hiện được điều đó?
- Nếu thực hiện được tỷ lệ đó thì đã lành mạnh hóa được NSNN. Nhưng vấn đề là phương án đó có khả thi không vì muốn giảm được chi thường xuyên thì cái gốc của nó là phải giảm được nhân sự, giảm được biên chế. Nếu khuyến khích người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cũng phải có quỹ tài chính để bù đắp. Nếu thực hiện thì ngay năm tài chính đầu tiên sẽ không giảm được chi NS mà thậm chí còn tăng, nhưng những năm sau mới giảm được... Vì thế, tôi cho rằng nếu áp dụng chi thường xuyên khoảng 50% trong tổng chi NS thì cần phải có lộ trình. 
Trân trọng cảm ơn ông!
Cho ý kiến về Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp 35, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội và cơ quan soạn thảo thống nhất cho rằng cần tiếp tục kế thừa nguyên tắc “Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn” (Khoản 2 Điều 8 Luật NSNN hiện hành) vào Dự thảo Luật. 
Quy định rõ huy động bù đắp bội chi không được phép chi trả nợ và nguồn bù đắp bội chi bằng vay trong nước và nước ngoài (bao gồm cả phát hành trái phiếu Chính phủ) (Khoản 3 Điều 7). Trường hợp Chính phủ vay để đầu tư cho dự án, công trình thì phát hành trái phiếu công trình hoặc trái phiếu Chính phủ có bảo lãnh nhằm giảm mức nợ công trong tương lai; đồng thời qui định nguyên tắc việc bảo đảm thực hiện trên thực tế nguyên tắc thu, chi phải có dự toán trong quản lý NSNN. 

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đọc thêm

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).