Báo PLVN công bố 10 sự kiện pháp luật năm 2018

(PLO) - Năm 2018 khép lại với nhiều sự kiện pháp luật ấn tượng. Theo thông lệ hàng năm, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật. Hội đồng bình chọn gồm các chuyên gia, nhà khoa học, luật sư, nhà báo có uy tín đã làm việc trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp, đề xuất của độc giả để chọn ra 10 sự kiện pháp luật nổi bật. Báo Pháp luật Việt Nam xin giới thiệu 10 sự kiện pháp luật của năm 2018 do Hội đồng bình chọn Báo Pháp luật Việt Nam công bố:

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ngày 23/10/2018, kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 với tỷ lệ 99,79%.

Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng diễn ra trang trọng tại Hội trường Diên Hồng. Việc Tổng Bí thư được bầu giữ chức Chủ tịch nước với tín nhiệm rất cao là sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng của đất nước, được nhân dân và cử tri đánh giá rất cao.

2.  Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Thái Bình Dương (CPTPP)

Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Thái Bình Dương (CPTPP). Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9 năm 2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035.

Việc tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời giúp Việt Nam có thêm cơ hội hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

3. Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL)

Sáng 18/12/2018  theo giờ Việt Nam, tại cuộc bầu cử thuộc khóa họp 73 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc  (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019 - 2025 với số phiếu cao. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu phát triển của Việt Nam, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống pháp luật cũng như những nỗ lực, đóng góp của Việt Nam trong các vấn đề cải tổ và phát triển của LHQ.

UNCITRAL là cơ quan chuyên môn pháp lý của LHQ, được Đại hội đồng LHQ lập ra từ năm 1966 với mục đích và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật thương mại quốc tế, thông qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế. Việc Việt Nam đã trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2019 – 2025 vừa khẳng định vị thế của Việt Nam, vừa nói lên rằng Việt Nam đã tham gia tích cực vào “chế định” luật pháp của HNKTQT.

4. Đảng và Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, nhiều cán bộ cấp cao bị kỷ luật; nhiều đại án được đưa ra xét xử.

Từ đầu nhiệm kỳ Khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 480 tổ chức đảng và hơn 15 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng. Đặc biệt, với hơn 60 cán bộ thuộc diện TƯ quản lý bị kỷ luật là con số chưa từng có, trong đó có 4 Ủy viên TƯ Đảng đương nhiệm và 3 trong số đó bị đưa ra khỏi BCHTƯ; 1 Ủy viên Bộ Chính trị bị xử lý hình sự.

Biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ 9 BCH T.Ư Đảng khóa XII
Biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ 9 BCH T.Ư Đảng khóa XII

Tiếp tục tinh thần không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ, năm 2018, đã xử lý nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ nghỉ hưu, cán bộ trong các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, sĩ quan cấp tướng thuộc các lực lượng vũ trang, có những trường hợp bị tước các danh hiệu, xử lý hình sự. Những cán bộ này bị kỷ luật, chủ yếu do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; ban hành chủ trương, nghị quyết về đầu tư; góp vốn, chỉ định thầu, cổ phần hóa; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát; tham nhũng, lợi ích nhóm; vụ lợi, ưu ái, vun vén cho gia đình, không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập...

Thực hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống tham nhũng, xử lý các cán bộ thoái hóa biến chất, không chỉ có vụ án  đánh bạc nghìn tỷ mà còn các vụ án khác như liên quan Vũ “Nhôm”, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Trầm Bê …được đưa ra xét xử.

Tháng 11/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã ký quyết định thành lập 5 đoàn công tác do các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCHTW Đảng làm trưởng đoàn thực hiện việc kiểm tra về thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tại Ban Cán sự Đảng các Bộ, ngành, địa phương. Đây là lần đầu tiên Đảng có các cuộc kiểm tra trong lĩnh vực này qua đó làm rõ những khó khăn, vướng mắc bất cập, đề ra biện pháp xử lý nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản cho nhà nước.

5. Dấu mốc quan trọng 30 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tưsau hơn 30 năm “đón” vốn FDI, từ năm 1988 đến tháng 8/2018, 63 tỉnh, thành phố của cả nước thu hút 26.438 dự án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD. Vốn FDI đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.

Đầu tư nước ngoài hiện là nguồn vốn bổ sung quan trọng chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả nước, đóng góp khoảng 20% GDP. Năm 2017, khu vực FDI đóng góp khoảng 8 tỷ USD, chiếm 14,4% tông thu ngân sách. 10 đối tác đứng đầu có số vốn đăng ký khoảng 82%, trong đó phải kể đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapor và Đài Loan (Trung Quốc). Kết quả thu hút FDI này được khởi nguồn từ một quyết định mang tính lịch sử, đó là việc Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987. Đây là dấu mốc quan trọng tạo điều kiện để Việt Nam mở cửa, hội nhập, đóng dòng đầu tư từ nước ngoài. Chỉ riêng năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt trên 30 tỷ USD.

Cũng trong năm 2018, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018. Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) tại Việt Nam (diễn ra từ 11 - 13/9 tại Hà Nội) được đánh giá là một trong những hội nghị WEF khu vực thu hút số lượng đại biểu đông nhất và thành công nhất từ trước đến nay.

6. Trung ương ban hành Chiến lược về biển tầm nhìn đến 2045

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết 09-NQ/TW, tháng 11/2018, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36 - NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Với quan điểm, Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 05 chủ trương lớn; 03 khâu đột phá và 07 nhóm giải pháp nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Theo đó, Nghị quyết đặt mục tiêu chiến lược mới là đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

 7. Dấu mốc 5 năm “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), góp phần tuyên truyền sâu rộng, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, cơ quan tổ chức thành công Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2018. Đây cũng là dấu mốc 05 năm  Ngày Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội lần đầu tiên quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Qua 05 năm, Ngày Pháp luật đã được các cấp ủy đảng, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương hưởng ứng tích cực, đã được tổ chức ngày càng nề nếp, thiết thực và hiệu quả với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Ngày Pháp luật đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, trở thành một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, ngày hội của toàn dân, đóng góp tích cực vào việc nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của toàn xã hội.

8. Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp chính thức hoạt động

Sau gần 8 tháng thành lập,  tháng 9/2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã chính thức ra mắt với nhiệm vụ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 doanh nghiệp Nhà nước với số vốn chủ sở hữu là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.

Tại buổi lễ ra mắt, Ủy ban đã ký Biên bản hợp tác về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 doanh nghiệp với 5 Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin Truyền thông, Tài chính. Theo quy định tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban, Ủy ban thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp kể từ ngày Nghị định được ký ban hành, tức là từ ngày 29/9/2018. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp góp phần chấm dứt tình trạng "vừa đá bóng, thổi còi" của các bộ ngành đối với các doanh nghiệp nhà nước.

9. Nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong hoạt động kinh doanh.

Lần đầu tiên TAND thụ lý và đưa ra xét xử vụ Vinasun, một hãng taxi truyền thống kiện Grap, một hãng taxi công nghệ hay việc đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng khiến dư luận dậy sóng

Năm 2018 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện liên quan đến kinh tế 4.0, từ diễn đàn cấp cao về cách mạng công nghiệp 4.0, đến thương vụ Grab mua lại Uber, hoặc vụ Vinasun kiện Grab đòi bồi thường, động thái bình tĩnh của Việt Nam trước tình trạng tiền ảo trồi sụt bất thường và coi “đồng tiền” này là bất hợp pháp… Các sự kiện này chứng tỏ Việt Nam rất lưu tâm đến vấn đề này, và thực tế cũng đã đặt ra cho Nhà nước các bài toán quản lý ra sao, pháp luật phải thích ứng ra sao trong thời đại kinh tế công nghệ số.

         Tại Cần Thơ, việc một người dân bị xử phạt 90 triệu đồng vì hành vi đem bán 100 USD cho tiệm vàng cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về tính phù hợp với thực tế của quy định pháp luật liên quan. Mặc dù sau đó, UBND TP cần Thơ đã quyết định miễn toàn bộ tiền phạt cho vi phạm trên nhưng liên quan đến vụ việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu tính hợp pháp, hợp lý của quy định và thực hiện pháp luật báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có điều chỉnh phù hợp.      

10. Bước đột phá trong giải quyết quốc tịch cho đồng bào di cư tự do

Thực hiện thỏa thuận giữa 2 nước Việt Nam - Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú vùng biên giới 2 nước, Chủ tịch nước đã ký công nhận quốc tịch cho 119 đồng bào ở vùng núi A Dơi (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là những bà con  không quốc tịch sinh sống tại vùng biên giới chưa đủ 20 năm trở lên.

Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhân đạo nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, góp phần ổn định an ninh biên giới.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).