Mô hình “bạc tỷ” và những nỗi lo khi người dân áp dụng ồ ạt

Người dân cho biết đã áp dụng nhiều biện pháp từ khoa học đến thủ công nhưng dịch bệnh vẫn lây lan, khiến người dân ăn ngủ không yên
Người dân cho biết đã áp dụng nhiều biện pháp từ khoa học đến thủ công nhưng dịch bệnh vẫn lây lan, khiến người dân ăn ngủ không yên
(PLO) - Sau thời gian lao đao vì cây mía, người dân ở một số xã của huyện Thới Bình (Cà Mau) đã hết sức kỳ vọng vào mô hình trồng gừng. Tuy nhiên, thực tế hiện tại cho thấy, người trồng gừng đang phải lao đao vì chất lượng giống, dịch bệnh và nỗi lo bị ép giá.
Nỗi lo khi người dân ồ ạt trồng gừng
Theo tìm hiểu thực tế, từ trước tới nay, người dân ở huyện Thới Bình vốn gắng bó với nghề trồng mía. Tuy nhiên, do mía rớt giá trầm trọng, người dân lỗ nặng nên một số hộ dân đã thử nghiệm chuyển sang mô hình trồng gừng và một số rau màu, cây ăn trái khác để tìm cho mình mô hình cho thu nhập phù hợp công sức lao động, nguồn vốn tự có… Ngay từ vụ đầu, người dân đã trúng mùa, trúng giá với mô hình trồng gừng, lợi nhuận mỗi hét-ta trên dưới 1,5 tỷ đồng.
Từ lợi nhuận hấp dẫn trên, mô hình trồng gừng đã thu hút ngày càng nhiều nông dân ở huyện Thới Bình áp dụng một cách ồ ạt trong suốt thời gian qua. 
Ông  Nguyễn Hoàng Lâm (Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình) cho biết, đến thời điểm hiện tại, chỉ hơn 1 năm, diện tích trồng gừng ở Thới Bình đã tăng lên hàng chục hét-ta (tăng 3-4 lần so với năm 2014). Hiện tại, diện tích trồng gừng trên địa bàn huyện là trên 200, trong đó, có trên 180 hét-ta xưa kia là diện tích trồng mía, còn lại là ray màu và cây ăn trái. Do việc trồng mía cực khổ cộng với thua lỗ liên tiếp nên người dân đã phá mía trồng gừng. 
“Từ một người đến vài ba người, từ vài ba người đến hàng trăm người… Và, người dân đã ồ ạt trồng gừng khiến diện tích tăng một cách ‘đột biến’ như hiện nay”, ông Lâm nói.
Cụ thể tại một hộ dân ở các xã Biển Bach Đông, Tân Bằng, Trí Lực của huyện Thới Bình, phóng viên ghi nhận được, sở dĩ người dân trồng gừng một cách ồ ạt là do đã trên 10 năm trồng mía, người dân vẫn không thể thoát được cái nghèo do việc trồng mía mang lại lợi nhuận không cao và có khi phải chịu lỗ nặng.
Ông Võ Minh Quân (ngụ ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông) có trên 4 hét-ta đất, với hơn 10 năm trồng mía. Tuy nhiên, hiện nay anh quyết định quay lưng với cây mía để trở lại trồng gừng và một số mô hình hiệu quả khác, do thấy nhiều nhà xung quanh trồng gừng thu lợi cao. Anh tâm sự: “Đã nhiều năm trồng mía rùi nhưng cái nghèo vẫn bám suốt nên gia đình tôi đã quyết tâm cùng với bà con trong ấp chuyển sang mô hình trồng gừng với hy vọng sẽ có cuộc sống khấm khá hơn…”. 
Không riêng gì ông Quân, do thời gian đầu giá gừng tăng ngất ngưỡng nên người dân đã không ngừng ngại bỏ mía và các loại cây ăn trái khác để chuyển sang mô hình mới này. “Dẫu biết rằng giá cả thị trường là không ổn định. Tuy theo tôi thì có ‘lá gan’ mới có thể làm giàu được vì hiện tại tôi đã ngán ngẩm cây mía lắm rồi”, anh Hồ Văn Tư (ngụ xã Trí Lực) tỏ ra lo lắng.
Anh Tư cho biết, tuy chưa có nhà khoa học hay dự án nào chứng minh nhưng nh đã nghe nhiều người nói đất sau khi trồng gừng thì rất khó trồng lại các loại cây và râu màu khác nên bản thân anh cũng rất lo vì một mai giá gừng lại giống mía thì sẽ không ổn chút nào… 
Trao đổi với phóng viên xung quanh mô hình “bạc tỷ’ này, tuy mừng cho người dân vì lợi nhuận cao nhưng Trưởng phòng NN&PTNT Nguyễn Hoàng Lâm không khỏi lo lắng: “Tuy hiện nay 1 ha gừng có thể mang về cho người dân lợi nhuận tính bằng tiền tỷ. Thế nhưng, để đầu tư trồng 1 ha gừng người dân cũng phải bỏ ra từ vài trăm triệu đồng. Ðây là khoản tiền không hề nhỏ đối với một hộ dân. Nếu không suy tính kỹ trước khi đầu tư thì ranh giới giữa tỷ phú và trắng tay, thẩm chí mắc nợ là rất mong manh”.
Ông Lâm cho biết thêm, trước thực trạng người dân ồ ạt trồng gừng, huyện cũng chỉ có thể chỉ đạo các xã và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không nên ồ ạt tăng diện tích gừng để tránh tình trạng giá giảm như… trồng mía.
Và, nỗi lo về chất lượng giống, dịch bệnh
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Thới Bình, từ đầu năm đến nay, người trồng gừng ở địa phải chịu không ít nỗi lo vì chất lượng giống khi tỷ lệ lên chỉ đạt khoản 60%. Chưa hết, tuy gừng bắt đầu lên, người trồng gừng của huyện Thới Bình lại khốn đốn vì bùng phát nhiều dịch bệnh khó trị.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, dịch bệnh chỉ mới xuất hiện và bùng phát  chỉ hơn 1 tháng nay, đa số bệnh thối củ, vàng lá. “Dù chưa thống kê được số liệu cụ thể nhưng tình trạng dịch bệnh đã diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng”, ông Lâm nói.
Đứng bên cạnh những luống gừng đang phải chịu dịch bệnh của gia đình, ông Đỗ Văn Nở (ngụ xã Trí Lực) thông tin, từ hiệu quả của vụ gừng năm 2014, gia đình mở rộng diện tích trồng gừng từ hơn 500m2 lên hơn 2000m2 với hy vọng vụ gừng năm nay sẽ mang lại cho gia đình lợi nhuận khá. Tuy nhiên, niềm vui chưa đến thì toàn bộ diện tích gừng đang trong giai đoạn lên củ của ông lại bắt đầu xuất hiện bệnh vàng lá và thối củ… “Hết bón phân thì xịt thuốc, rồi làm cỏ…, nhưng bệnh vẫn xảy ra. Không biết đến thu hoạch, diện tích gừng sẽ còn lại bao nhiêu và giá cả thế nào nữa”, ông Nở ngao ngán.
Còn chị Nguyễn Hồng Cẩm (ngụ xã Biển Bạch Ðông) cho hay: “Đã hết thuốc trị rồi, gia đình tôi đành phải chuyển sang dùng cách thủ công là đào xới tìm từng củ hư mang ra khỏi luống với hy vọng hạn chế dịch bệnh lây lan, nhưng xem ra hiệu quả không cao”.
Theo khảo sát của cơ quan chức năng huyện Thới Bình, tình trạng bệnh thối củ và vàng lá đã xảy ra khá nghiêm trọng và lây lan trên diện rộng. Ðặc biệt, tại những hộ trồng theo phong trào, diện tích nhỏ, gừng bệnh gần như hoàn toàn, nhiều hộ đã “buông tay” để khỏi tốn thêm chi phí. 
Trước tình trạng trên, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã cử cán bộ chuyên môn xuống tìm hiểu và xác định, tình trạng bệnh thối củ của gừng hiện nay là do người dân bón thừa phân đạm. Sở cũng đã cử cán bộ kỹ thuật kết hợp ngành chuyên môn của huyện để tìm giải pháp khắc phục… Tuy nhiên, trước mắt, người dân vẫn phải áp dụng theo kinh nghiệm truyền miệng nên chưa thể khống chế được dịch bệnh.
Nhiều người cho biết, nếu vài ngày nữa mà vẫn không khống chế được dịch bệnh thì người dân đành phải chấp nhận bán gừng non với hy vọng “lấy lại được vốn bao nhiêu thì đỡ bấy nhiêu”.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.