Đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại: Đội ngũ tư vấn vừa thiếu lại vừa yếu

Thép Việt Nam nhiều phen lao đao vì bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Thép Việt Nam nhiều phen lao đao vì bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
(PLO) - Với thực trạng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam cần phải làm gì để ứng phó?

Tần suất đối mặt với… phòng vệ thương mại gia tăng

Trên thế giới, Hoa Kỳ được đánh giá là bậc thầy trong phòng vệ thương mại (PVTM), hiện Hoa Kỳ cũng đang áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng pin năng lượng mặt trời, máy giặt công suất cao nhập khẩu từ Việt Nam. “Chắc chắn Hoa Kỳ sẽ áp dụng biện pháp tự vệ đối với 2 mặt hàng này và dự kiến sẽ mở phiên điều trần công khai vào ngày 12/10 tới đây”, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết. 

Cụ thể, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã biểu quyết về vấn đề thiệt hại trong vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu.Theo đó, cả 4 Ủy viên đã bỏ phiếu cho rằng ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ chịu thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra. Do đó, USITC quyết định sẽ tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ bằng phiên điều trần công khai. 

Chưa biết phiên điều trần sẽ có kết quả thế nào nhưng theo ông Nam, Việt Nam đã từng gặp nhiều thiệt hại sau khi các nước khác áp dụng biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng sản xuất trong nước của họ. Xuất khẩu thép vào Indonesia là một ví dụ. Ông Nam cho biết, mặt hàng thép xuất khẩu sang Indonesia mới được dừng biện pháp tự vệ sau 4 năm Ủy ban tự vệ Indonesia ra thông báo. 

Tuy nhiên, sau một thời gian bị phía Indonesia áp dụng biện pháp tự vệ, DN Việt Nam đã bị thiệt hại quá lớn. Cụ thể, trước đây, giá trị xuất khẩu thép sang Indonesia lên tới 200 triệu USD, bây giờ lượng xuất khẩu chỉ còn 20 triệu USD. Ông Nam cũng cho hay, Cục Phòng vệ Thương mại đã báo cáo và lên kế hoạch để kiện phía Indonesia, đòi bồi thường thiệt hại khoảng 145 triệu USD. 

Trong 2 năm gần đây, Úc cũng đẩy mạnh các biện pháp PVTM với mặt hàng nhôm ép và thép mạ của Việt Nam với các cáo buộc rất rõ ràng về việc Việt Nam trợ cấp cho DN trong 03 chương trình liên quan đến ưu đãi thuế. Úc còn cho rằng, Việt Nam có “thị trường đặc biệt” trong ngành thép mạ. 

Phải minh bạch thông tin

Trong khi đối mặt với các vụ kiện, các cáo buộc từ Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn thì Úc lại là một thị trường rất cởi mở và hợp lý, việc cung cấp và chia sẻ thông tin với thị trường Úc cũng thuận lợi. Một đại diện doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong PVTM với Úc cho biết, điều quan trọng nhất trong các vụ việc này là Việt Nam cần cung cấp thông tin, hợp tác để xem xét. 

Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen (một doanh nghiệp bị phía Úc cáo buộc) cho hay, hiện có rất ít văn phòng luật sư trong nước có kinh nghiệm ứng phó với các vấn đề phòng vệ thương mại, nhất là các vụ việc xảy ra ở nước ngoài. Trong khi đó, việc thuê luật sư nước ngoài chi phí rất tốn kém. Tại các DN Việt Nam, nguồn nhân lực có kinh nghiệm về phòng vệ còn khan hiếm... 

Do đó, với các vụ việc bị cáo buộc từ Úc, Tập đoàn Hoa Sen đã lựa chọn luật sư bản xứ, có liên kết với văn phòng luật sư tại Việt Nam và đồng thời thành lập bộ phận chuyên xử lý các vấn đề PVTM, đào tạo và tuyển dụng lâu dài... Điều quan trọng nhất, các DN cần hợp tác, cung cấp đầy đủ và minh bạch các thông tin số liệu khi được yêu cầu; tìm hiểu kỹ các quy định, định nghĩa khi trả lời câu hỏi; các số liệu cần phải lưu trữ tối thiểu 5 năm theo quy định để có thể dễ dàng truy xuất khi cần thiết cung cấp.

Luật sư Đinh Ánh Tuyết (Văn phòng Luật sư IDVN) cho biết, có rất nhiều thách thức trong kháng kiện điều tra PVTM tại Úc. Đơn cử như các cơ quan điều tra yêu cầu báo cáo số liệu nhiều, chi tiết, phức tạp và phải chứng minh được; thời hạn trả lời ngắn; đồng thời yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hiệp hội và Chính phủ Việt Nam, luật sư tư vấn… 

Luật sư Đinh Ánh Tuyết cho rằng, để có thể kháng kiện thành công, Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng các cáo buộc của nguyên đơn về các chương trình trợ cấp; từ đó có sự phối hợp chặt giữa các bộ, ngành, hiệp hội trong cung cấp thông tin và giải trình các chương trình bị cáo buộc cho cơ quan điều tra Úc. 

Luật sư Tuyết cũng cho rằng, DN Việt cần cẩn trọng và phân tích kỹ lượng bản câu hỏi, cáo buộc của nguyên đơn và các dữ kiện thực tế để xây dựng chiến lược thích hợp trước và trong khi chuẩn bị bản trả lời và báo cáo số liệu; Hợp tác nhanh chóng và đầy đủ với luật sư của Chính phủ trong việc cung cấp thông tin, số liệu... 

“Dù thị trường nào, thì DN cũng đang bị điều tra áp thuế, điều đầu tiên phải tự vệ, phải cung cấp thông tin, nộp hồ sơ đúng hạn, hợp tác để thẩm tra một cách “tử tế” - Luật sư Tuyết nhận mạnh. Vì theo luật sư Tuyết, một trong những điều mà phía Úc không chấp nhận là số liệu không điều tra được, không thẩm tra, hay số liệu khai gian dối, khai sai... ; họ sẽ áp một số liệu khác vào, thì sẽ rất nguy hại cho DN...

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).