Dệt may Việt Nam 2017: “Soi” quý I, thấy ít điểm sáng

Ngành Dệt may lại kêu khó trong năm nay
Ngành Dệt may lại kêu khó trong năm nay
(PLO) - Đó là dự báo của Tổng Giám đốc (TGĐ) Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường khi quý I/2017 dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng 12,4% so với mục tiêu được đưa ra 14% cho cả năm 2017.

Giảm mục tiêu tăng trưởng do không có TPP

Cuối năm 2016, Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng cho dệt may Việt Nam (DMVN) trong năm 2017 là trên 10%. “Theo tính toán trước đây có TPP, mức tăng trưởng cho năm nay là từ 15% - 17%”, ông Trường cho biết.

Như vậy, việc TPP “dậm chân tại chỗ” và có nguy cơ không có TPP do Mỹ từ bỏ đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của DMVN. Tuy nhiên, TGĐ Vinatex lưu ý, khi chưa có TPP tăng trưởng DMVN dựa trên năng lực cạnh tranh và nhu cầu thị trường.

Trước đây, khi đưa ra các kịch bản nếu có TPP và EU thì Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn và phải đứng trước thách thức của việc tận dụng một cách tốt nhất các lợi thế có được từ các hiệp định. Tuy nhiên, khi không còn hoặc chưa rõ thời điểm các hiệp định có hiệu lực thì các doanh nghiệp (DN) sẽ điều chỉnh chiến lược dựa trên cơ sở năng lực cạnh tranh như những năm trước đây. 

Căn cứ kết quả tăng trưởng trong quý I/2017, TGĐ Trường cho rằng 2017 là một năm tiếp tục không có những tín hiệu thật sự đặc biệt khả quan. Điểm sáng duy nhất thấy rõ trong quý I là sự phục hồi thị trường nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Còn nhớ, năm 2016, do khó khăn chung của thị trường thế giới, tổng cầu nhập khẩu hàng dệt may tại các thị trường lớn đều giảm: Mỹ giảm 4,74%, EU giảm 1,5%, Hàn Quốc giảm 0,2%. 

Theo báo cáo mới nhất của Vinatex, quý I/2017, ngành DMVN đạt giá trị xuất khẩu 6,75 tỷ USD. Nhiều thị trường mới có tín hiệu khá tốt, trong đó Liên minh Kinh tế Á - Âu có tốc độ tăng trưởng vào Nga tăng 115%; đối với thị trường AEC đã có tốc độ tăng ở 6 thị trường, cụ thể: Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36% và Myanma 5%. Hàn Quốc là khách hàng truyền thống với tốc độ tăng cao với 14% ở quý I. Ngoài ra, có 2 quốc gia là Braxin và Ấn Độ có mức tăng trưởng lên đến 34%. 

Nhiều thách thức

Như vậy, quý I/2017, DMVN có mức độ tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm trước. “Đây là tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay được đánh giá là hết sức khả quan”, ông Trường đánh giá. Tuy nhiên, để giữ được độ tăng trưởng này đến cuối năm là một thách thức lớn đối với DMVN.

Vậy những thách thức này là gì? Lãnh đạo Vinatex cho biết, các hiệp định thương mại tự do, trong đó có FTA Việt Nam – EU chưa có hiệu lực trong năm nay và việc TPP không được thông qua khiến thị trường DMVN gặp nhiều thách thức, khó khăn. Ở trong nước, đối diện với việc sẽ tăng lương tối thiểu; nhiều chính sách mới về BHXH; đặc biệt năm nay dự kiến tăng một số mặt hàng cơ bản đầu vào của ngành DMVN như điện và một số dịch vụ phí khác.

Với mong muốn tạo điều kiện để DMVN phát triển, TGĐ Vinatex cho biết, cộng đồng DN dệt may mong muốn trong chính sách vĩ mô tiếp tục có những tính toán cân đối một cách phù hợp giữa tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các đồng tiền của các quốc gia để cạnh tranh không bị thất thế trong xuất khẩu.

Độ trễ của thị trường xuất khẩu có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm và trong khoảng thời gian này nếu Việt Nam không phản ứng kịp thời thì khách hàng có thể thay đổi nguồn cung cấp và hệ quả tất yếu là DN xuất khẩu sẽ gặp những khó khăn dài hạn. Ngoài ra DN mong muốn có lãi suất phù hợp để chi phí của DN được tiết kiệm.

Để DMVN phát triển bền vững, lãnh đạo Vinatex cho rằng thời gian tới sẽ tập trung vào hướng phát triển sản xuất xanh, sạch, bảo vệ môi trường. Tiếp tục có những nghiên cứu đẩy mạnh phát triển thị trường mới. Ngoài ra, dù thị trường trong nước có quy mô nhỏ nhưng sẽ quan tâm đến hệ thống phân phối nội địa, phục vụ khu vực thành thị, cán bộ công chức, người lao động ở các đô thị với các mặt hàng trung cấp trở lên. 

Theo Báo cáo tài chính quý IV/2016 của Vinatex, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý IV/2016 chỉ đạt gần 145 tỷ đồng, giảm 31,55% so với cùng kỳ năm 2015 (giảm gần 67 tỷ đồng). Lý giải nguyên nhân, ông Lê Tiến Trường cho biết, năm 2016, Vinatex và TCty CP Dệt may Miền Nam, TCty CP Dệt may Miền Bắc (các đơn vị 100% vốn Vinatex) đưa các dự án đầu tư mới hoàn thiện vào hoạt động (Nhà máy sản xuất vải Yarndyed; các nhà máy sợi Nam Định, Phú Cường; các nhà máy may Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Quảng Bình) chưa sinh lãi nên ảnh hưởng đến lợi nhuận toàn Tập đoàn. “Do các nhà máy này đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch làm ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận”, ông Trường cho biết. 

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.