Bắc Giang: Vải thiều Lục Ngạn sắp “bay” qua Mỹ

Thị trường Mỹ đã “mở cửa” cho 600 tấn vải thiều của Việt Nam
Thị trường Mỹ đã “mở cửa” cho 600 tấn vải thiều của Việt Nam
(PLO) - Tín hiệu khả quan tại thị trường nội địa cộng với cửa ra cho quả vải tại thị trường Mỹ khá “sáng” đang khiến cả vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc những ngày này vừa vui vừa hồi hộp mong rồi đây thị trường tiêu thụ mặt hàng này sẽ không còn bấp bênh...
Nông dân học làm vải sạch
Thông tin phía Mỹ chấp thuận mở cửa cho 600 tấn vải của Việt Nam, với giá vải tại thị trường Mỹ khoảng 17 USD/kg đã khiến bà con vựa vải Lục Ngạn phấn chấn ngay những ngày đầu vụ. Cụ thể, phía Mỹ đồng ý cấp 10 mã vùng trồng cho trên 100 hộ nông dân ở 3 thôn (Kép 1, Ngọt và Phương Sơn) của xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) với diện tích trên 60ha. 
Tại Bắc Giang, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh này tiến hành xây dựng một số vùng vải thiều rộng trên 10ha/vùng theo chuẩn xuất khẩu.
Trước khi có tin vui này, các hộ dân ở đây trồng vải theo kinh nghiệm truyền thống, đến kỳ thu hoạch lại trông chờ vào thương lái Trung Quốc. “Bán cho thương lái Trung Quốc thì vải không đòi hỏi chất lượng cao nhưng có lúc họ mua số lượng lớn với giá cao, song nhiều khi họ ngừng mua không thì cũng ép giá khiến vải chúng tôi trồng bị rớt giá thê thảm”- ông Trần Văn Lưu ở thôn Kép 1, xã Hồng Giang cho biết.
Cũng theo hộ này, từ tháng 3/2015, diện tích vải của gia đình ông và các hộ trong thôn được quy hoạch vào vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Ngoài ra, nông hộ còn liên kết thành lập nhóm sản xuất, phương thức sản xuất, vì thế cũng phải thay đổi theo hướng hiện đại, quy trình phải đạt chuẩn GlobalGap.
Theo tìm hiểu của PLVN, trong số 20.000ha trồng vải của Lục Ngạn, các chuyên gia Mỹ đã cấp mã vùng nguyên liệu cho 60ha, với 6 nhóm sản xuất gồm 109 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap. Theo đó, các hộ sản xuất tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có 5 hoạt chất Mỹ cấm là: Iproione, Cyphermethrin, Difennoconazole, Carbendazi, Chlorothaloni. 
Anh Trần Văn Nam  (xã Hồng Giang) có hơn 300 gốc vải thiều hiện  được anh áp dụng trồng và chăm sóc theo chuẩn VietGAP. “Thay vì trồng và chăm sóc mang tính chất tự phát như trước đây, đến giờ người trồng vải chúng tôi đã phải học sản xuất vải sạch. Hàng ngày, phải ghi chép vào sổ nhật ký về chăm sóc. Nếu phun thuốc trừ sâu thì bao, bì phải bỏ đúng nơi quy định; dùng phân bón cũng phải theo hướng dẫn chi tiết”.
Hồi hộp trước ngày “bay”
Mùa vải thiều Lục Ngạn năm nay hứa hẹn nhiều tín hiệu khả quan. Dễ thấy nhất là sự chủ động vào cuộc của chính quyền các địa phương, người dân và doanh nghiệp thu mua. 
Trung tuần tháng 5/2015, UBND tỉnh Bắc Giang đã trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn tại 5 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản cho huyện Lục Ngạn; đồng thời tiếp tục tiến hành đăng ký cho các thị trường khác như Mỹ, Nga, Úc, Singapore, Pháp…
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết đã chuẩn bị kỹ càng cho “chiến dịch” tiêu thụ vải thiều năm nay. Các khâu từ sản xuất, bảo quản cho tới tiêu thụ đều trong tầm kiểm soát. 
Việc thị trường Mỹ “mở cửa” cho 600 tấn vải thiều của Việt Nam là một cơ hội tốt, phải nắm bắt ngay lập tức. Bởi trước khi diễn ra kỳ thu hoạch rộ, nhiều đoàn chuyên gia Nhật Bản, Mỹ cũng đã đến Lục Ngạn để khảo sát, với những ý kiến đánh giá hết sức khả quan cho cửa vào những thị trường được coi là khó tính nhất thế giới.
Đến thời điểm này, đã có 1/6 mã vùng sản xuất được phía doanh nghiệp đến ký cam kết thu mua. Vì vậy, người dân ở đây mong các cơ quan chức năng như Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ nông hộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch để giữ được chất lượng sản phẩm sau khi ra thị trường tiêu thụ.
Ngoài việc tìm đường cho quả vải xuất ngoại, năm nay thị trường nội địa cũng được quan tâm hơn. Hiện vải tươi được tiêu thụ toàn quốc, trong đó tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Theo khảo sát tại một số chợ Nghĩa Tân, Kim Giang, Thành Công (Hà Nội)… thì giá vải thiều sớm từ giữa tháng 5, dao động từ 50 – 55 nghìn đồng/kg. Mặc dù mặt hàng này có giá khá cao so với hoa quả khác nhưng mức tiêu thụ vẫn rất mạnh. 
Tín hiệu giá cả tại thị trường nội địa cộng với cửa ra cho quả vải tại thị trường Mỹ khá “sáng”... đang khiến cả vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc những ngày này vừa vui vừa hồi hộp mong rồi đây thị trường tiêu thụ của mặt hàng này sẽ không còn bấp bênh... 
Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trong số 20.000ha trồng vải của Lục Ngạn, các chuyên gia Mỹ đã cấp mã vùng nguyên liệu cho 60ha, với 6 nhóm sản xuất gồm 109 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap. Theo đó, các hộ sản xuất tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có 5 hoạt chất Mỹ cấm là: Iproione, Cyphermethrin, Difennoconazole, Carbendazi, Chlorothaloni.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.