30 năm phát triển kinh tế thị trường: Ngập ngừng “một tiến, hai lùi”…

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo
(PLO) - Mặc dù đã phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 30 năm nay nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, chính bởi sự ngập ngừng kiểu “một tiến, hai lùi…” nên Việt Nam vẫn chưa có một nền kinh tế thị trường đầy đủ…
Vấn đề được đề cập tại buổi hội thảo ra mắt cuốn sách “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) Việt Nam 2014” do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành…
Băn khoăn “định hướng xã hội chủ nghĩa”…
Một vấn đề đã và đang có nhiều tranh luận là “nền KTTT định hướng XHCN” mà Việt Nam đang theo đuổi, trong khi một số có quan điểm cho rằng tuy có khác biệt, nhưng về cơ bản thể chế KTTT định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay không mâu thuẫn với thể chế KTTT tự do (laisez-faire), theo GS Chu Hảo, Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, nếu cụm từ XHCN ở đây được hiểu là mô hình CNXH kiểu Liên Xô cũ, “thì nó không có gì liên quan, nó mâu thuẫn triệt để với KTTT”. 
Ghép hai khái niệm ấy với nhau là “khiên cưỡng, là thiếu khoa học, là nói lấy được”. “Còn hiểu “định hướng XHCN” là có sự quản lý của Nhà nước, là coi trọng công bằng xã hội thì cái đuôi ấy là thừa; bởi vì không quốc gia nào theo nền KTTT, nhất là các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ, lại phản đối điều đó, thậm chí họ còn làm tốt, mà không cần nói ra điều ấy…”- GS Hảo bày tỏ quan điểm.
Theo GS Chu Hảo, ở Việt Nam hiện nay không gì đáng quan tâm hơn là xây dựng thể chế kinh tế thị trường. “Thể chế KTTT còn có nhược điểm, nhưng chắc chắn là còn lâu loài người mới tìm thấy một thể chế hay hơn!”.
Thể chế kinh tế thị trường đầy đủ
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thành công của KTTT ở Việt Nam hiện nay không phải chỉ là ở Đảng và Chính phủ mà còn do người dân tự chuyển đổi rất nhanh. Bà Lan dẫn ra câu chuyện khoán 10 của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước đã tạo bước chuyển lớn trong nông nghiệp. 
“Phải nhắc lại để lý giải cho sự tiến triển nền KTTT của Việt Nam hiện nay. Tuy ta đổi mới nhưng là sự quay lại sự phát triển đã có từ trước. Nhưng đã có giai đoạn phát triển mô hình XHCN kiểu Liên Xô đã làm ngắt quãng sự phát triển KTTT ở nước ta” - bà Lan lý giải. 
Theo bà Lan, lẽ ra Việt Nam có thể phát triển KTTT đầy đủ hơn so với hiện nay. “Chúng ta đi theo KTTT, nhưng tư duy về nó cứ theo kiểu một bước tiến, một bước lùi, như sau khi gia nhập WTO, nên dẫn đến sự suy giảm kinh tế kéo dài từ đó đến nay…” - bà Lan nói.
Theo bà, nhìn lại về tư duy thấy rõ đó là lúc phát triển mạnh doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đổ quá nhiều nguồn lực vào DNNN, ồ ạt lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, dẫn đến khu vực tư nhân bị chèn ép. Cũng theo bà, nhìn lại giai đoạn vừa rồi có quá nhiều DN tư nhân “chết” “thể hiện rõ hệ quả của sự ngập ngừng trong phát triển KTTT”… 
Và cũng chính sự ngập ngừng đó khiến trong suốt một thập kỷ qua, kinh tế cứ lên lại xuống và “đến hôm nay tuy không còn ở điểm đáy nhưng vẫn trong vùng đáy như anh Trần Đình Thiên đã bình luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân vừa rồi” - bà Lan dẫn chứng.
“Mặc dù đã 20 năm tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN nhưng đến nay Việt Nam vẫn đang ở nhóm 4 quốc gia kém nhất trong cộng đồng. Nếu không phát triển KTTT nhanh hơn nữa, thậm chí chúng ta lùi xuống và kém cả Lào và Campuchia” – bà Lan khuyến cáo. Theo bà, cần phải so sánh nền KTTT của Việt Nam đang “vênh” so với các nước trong khu vực như thế nào để mà cải thiện… 
Theo ông Đinh Tuấn Minh, Chủ biên báo cáo, sau những bước đi dò dẫm cuối thập niên 1980, nền kinh tế Việt Nam đã có những quyết định không thể đảo ngược chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang hướng nền KTTT, đánh dấu bằng việc ra đời của Hiến pháp 1992.
Về tổng thể, các chỉ số về tự do kinh tế của Việt Nam cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2000–2006, nhưng sau đó bị chững lại. Từ năm 2012 tới nay, mức độ phát triển nền KTTT thậm chí có xu hướng tụt lùi.
Ông Minh cũng cho rằng, về mặt xếp hạng, mức độ tự do của nền kinh tế của Việt Nam nằm trong vùng thấp so với khu vực và trên thế giới.
Để đánh giá mức độ phát triển của nền KTTT Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng sáu nhóm tiêu chí để đánh giá, bao gồm: quy mô và hiệu quả quản trị nhà nước, hệ thống pháp trị, hệ thống tài chính – tiền tệ, mức độ tự do kinh doanh, mức độ tự do thương mại, và phát triển thị trường các yếu tố sản xuất.

Đọc thêm

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.