Thủ tướng Malaysia và nhận định “gây sốc” về nạn tham nhũng

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng: “Hầu hết các quan chức hàng đầu trong chính phủ đều tham nhũng”
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng: “Hầu hết các quan chức hàng đầu trong chính phủ đều tham nhũng”
(PLO) - Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad – người đã lập kỷ lục khi đắc cử thủ tướng ở tuổi 92, trở thành Thủ tướng cao tuổi nhất thế giới – tuần qua khiến nhiều người sửng sốt khi công khai nói rằng ông đã được “thừa kế” một chính phủ tham nhũng tràn lan, chỉ có vài quan chức đáng tin tưởng.

Tham nhũng quá nhiều

Phát biểu nói trên được Thủ tướng Malaysia Mahathir đưa ra tại văn phòng của ông ở Putrajaya, phía nam thủ đô Kuala Lumpur 3 tháng sau khi liên minh Hy vọng của ông giành chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử diễn ra hồi tháng 5. 

Một trong những lý do chính giúp ông Mahathir và liên minh non trẻ của ông có thể giành được chiến thắng vang dội trước Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) vốn cầm quyền ở Malaysia suốt hơn 60 năm qua là do bê bối tham nhũng tràn lan liên quan đến Quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB) - Quỹ do cựu Thủ tướng Najib Razak khởi xướng thành lập và điều hành. 

Theo cơ quan chức năng Malaysia, tổng cộng 4,5 tỉ USD tiền công đã bị rút ruột khỏi quỹ 1MDB. Bản thân ông Najib cũng đã được chuyển hàng trăm triệu USD vào tài khoản cá nhân. Song, cựu Thủ tướng Malaysia khẳng định không hề hay biết việc chuyển tiền này do tài khoản cá nhân của ông đã được ông giao cho một cấp dưới quản lý. 

Từ vài năm trước, ông Najib đã bị cáo buộc có hành vi tham nhũng liên quan đến quỹ trên nhưng cuộc điều tra về vụ việc trong suốt một thời gian dài không đưa đến kết quả nào. Một số quan chức cấp cao trong chính phủ cũ của Malaysia thậm chí đã bị cách chức vì điều tra vụ việc. 

Những lùm xùm xung quanh nghi vấn tham nhũng tại quỹ này đã khiến tỉ lệ ủng hộ của người dân dành cho ông Najib từng xuống đến mức 23%, là mức thấp nhất của một người đứng đầu chính phủ ở nước này. Mãi đến hồi đầu tháng 7/2018, khi đã không còn cầm quyền, ông Najib mới chính thức bị truy tố về các tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ để nhận hối lộ, biển thủ công quỹ.

Chính phủ Malaysia trước đó cũng đã bị chỉ trích vì việc quản trị yếu kém. “Nhìn từ bên ngoài vào, chúng tôi đã nhận thấy chính phủ mục ruỗng nhưng không ngờ mức độ tổn hại lại đến mức như vậy. Hầu hết các quan chức hàng đầu trong chính phủ đều tham nhũng”, Thủ tướng đương nhiệm của Malaysia Mahathir tuyên bố. Trả lời tại cuộc phỏng vấn hãng tin CNN, ông Mahathir cho biết ông vẫn đang phải làm việc với một số người bị nghi ngờ có hành vi tham nhũng.

Phát biểu của ông Mahathir được đưa ra sau khi Tổ chức Minh bạch quốc tế trong báo cáo gần đây nhất về chỉ số cảm nhận tham nhũng toàn cầu xếp Malaysia ở vị trí thứ 62 trong 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.

Báo cáo của Tổ chức minh bạch quốc tế cảnh báo rằng các quan chức tham nhũng ở Malaysia có thể giấu tiền mà họ đã tích cóp được một cách bất chính vào nhà cửa, gửi vào những ngân hàng nước ngoài hoặc đầu tư vào những biệt thự xa hoa, xe hơi đắt tiền. Tiền đó cũng có thể được họ chi trả cho lối sống xa hoa của con cái mà không hề bị trừng phạt, bất chấp sự bất bình của những người dân mà họ lẽ ra phải phục vụ. 

Minh bạch quốc tế cũng đã lên tiếng hoan nghênh việc chính phủ hiện tại của  Malaysia tiến hành điều tra bê bối tham nhũng tại 1MDB và cho công bố chi tiết báo cáo của Tổng kiểm toán về các vấn đề liên quan đến 1MDB – tài liệu trước đó vốn được liệt vào danh sách tài liệu mật không được công khai. 

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, việc công bố báo cáo là rất quan trọng để thúc đẩy những nỗ lực chống tham nhũng trên khắp Malaysia bởi vụ việc này không chỉ liên quan đến cựu Thủ tướng Najib mà còn liên quan đến nhiều chính trị gia khác, bao gồm những chính trị gia ở cấp cao nhất trong Chính phủ. 

Thêm nhiều quan tham phải chịu trách nhiệm?

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau khi đắc cử thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad đã tuyên bố điều tra đến cùng, phanh phui mọi sai phạm của chính phủ cũ và thu hồi toàn bộ số tiền đã bị chính phủ trước đó tham nhũng. Sau khi lên nhậm chức, ông cũng đã có một loạt những động thái thay đổi nhân sự tại các cơ quan chống tham nhũng của Malaysia.

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib bị cáo buộc có hành vi tham nhũng liên quan đến Quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad
 Cựu Thủ tướng Malaysia Najib bị cáo buộc có hành vi tham nhũng liên quan đến Quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad

Nhìn nhận về các diễn biến gần đây ở Malaysia, các nhà quan sát cho rằng cuộc cải cách về vấn đề quản trị chính phủ do ông Mahathir dẫn đầu sẽ tiến tới điều tra nghiêm túc những hành vi vi phạm của các quan chức chính phủ.

Theo Phó Giám đốc Viện Á Phi thuộc Đại học quốc gia Moscow Lomonosov Andrei Karneev, những thông tin về các động thái gần đây của các cơ quan thực thi pháp luật Malaysia báo hiệu rằng cuộc điều tra về vụ 1MDB sẽ là một vụ án có quy mô vô cùng lớn, với nhiều kỷ lục sẽ được xác lập, không chỉ về số tiền hối lộ mà còn ở số lượng các bị cáo sẽ phải ra hầu tòa để trả giá cho những sai phạm của mình. “Chắc sẽ có thêm các quan chức và doanh nhân thân cận với ông Najib bị bắt về các cáo buộc gian lận tài chính liên quan đến quỹ 1MDB”, ông Karrneev nói. 

Ông Karrneev lưu ý việc lực lượng chức năng đã thu giữ đến khoảng 277 triệu USD từ căn hộ của cựu thủ tướng Najib. Đây là vụ tịch thu tài sản bị cáo buộc là bất chính lớn nhất trong lịch sử Malaysia. Theo ông này, với việc đích thân chỉ đạo việc điều tra, vạch mặt các quan chức tham nhũng, ông Mahathir sẽ nhận được sự tín nhiệm của người dân, từ đó củng cố niềm tin cho chính phủ mới do ông dẫn đầu. 

Chính trị gia là giới ít được tin tưởng nhất

Thông tin trên được ông Mahathir đưa ra sau khi kết quả khảo sát do Trung tâm Cenbet của Malaysia thực hiện trên 1.000 người dân nước này cho thấy các chính trị gia là những người ít được tin tưởng nhất trong chính quyền ở nước này. 

Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có 16% người dân Malaysia được hỏi cho biết họ tin vào các chính trị gia ở nước này. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang nhận được mức độ tin tưởng cao nhất với 60% những người tham gia khảo sát khẳng định họ hoàn toàn tin tưởng vào lực lượng này. 

“Là một tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy sự quản trị minh bạch và hiệu quả, chúng tôi thực sự vô cùng quan ngại về thái độ của người dân dành cho các chính trị gia, đặc biệt là về tính khả tín của của họ”, đồng chủ tịch Cenbet Gan Ping Sieu nói trong tuyên bố được công bố cùng với kết quả khảo sát. Theo khảo sát, sự trung thực và cống hiến là những yếu tố quan trọng nhất của một chính trị gia đáng tin tưởng. Giáo dục và tài sản cá nhân được xem là những yếu tố ít quan trọng nhất để người dân đánh giá họ.

Theo Cenbet, những người được hỏi cho biết lý do họ không tin tưởng vào chính quyền địa phương bao gồm việc cung cấp các dịch vụ không hiệu quả và tham nhũng vặt. Theo Chủ tịch Trung tâm trên, ông sẽ gửi chi tiết các kết quả nghiên cứu lên Ủy ban cải cách thể chế của Malaysia - Ủy ban đã được thành lập nhằm đưa ra các khuyến nghị để chính phủ tiến hành các cải cách liên quan đến vấn đề thể chế cần thực hiện. Khảo sát này được thực hiện từ tháng 2 vừa qua, khi chính phủ liên minh của cựu Thủ tướng Najib vẫn đang nắm quyền.

Một kết quả đáng chú ý khác được nêu trong khảo sát này là việc chỉ có 23% người dân Malaysia tham gia khảo sát cho biết họ tin tưởng vào các ấn phẩm báo chí in. Ngược lại, có đến 31% người được hỏi cho rằng truyền thông trên mạng xã hội đáng tin hơn.

“Lý do chính khiến người dân ít tin tưởng vào các phương tiện truyền thông truyền thống là vì họ nghĩ rằng báo chí không được tự do thông tin mà không bị can thiệp”, Cenbet cho hay. Trong khi đó, dù bị chỉ trích là có nhiều tin giả và đưa tin không công bằng nhưng mạng xã hội lại vẫn được nhiều người Malaysia tham khảo thông tin bởi không bị can thiệp về mặt thông tin.

Đọc thêm

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.