Mỹ lên kế hoạch mở mặt trận lớn nhằm vào sào huyệt IS

Chiến binh nổi dậy Syria và dân quân người Kurd sẽ đóng vai trò nòng cốt trong chiến dịch tấn công Raqqa do Mỹ và liên quân yểm trợ. Ảnh: Independent.
Chiến binh nổi dậy Syria và dân quân người Kurd sẽ đóng vai trò nòng cốt trong chiến dịch tấn công Raqqa do Mỹ và liên quân yểm trợ. Ảnh: Independent.
(PLO) - Mỹ sẽ dựa vào dân quân người Kurd và chiến binh Arab để mở mặt trận mới, gây sức ép mạnh hơn lên sào huyệt Raqqa của IS.
NYTimes ngày 4/10 dẫn nguồn tin từ các quan chức quân sự và chính quyền Mỹ cho biết từ tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có hai động thái quan trọng để phê chuẩn kế hoạch mở mặt trận này trong thời gian tới. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông Obama đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc trực tiếp cung cấp đạn dược và có thể là vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Syria. Ông còn chấp thuận đề xuất tăng cường chiến dịch không kích vào phiến quân IS từ một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù các chi tiết quan trọng chưa được công bố.
Tấn công sào huyệt IS
Hai động thái này đều nhằm một mục đích là tăng cường sức mạnh cho các chiến binh Arab, những người sẽ tham gia cùng dân quân người Kurd dưới sự yểm trợ của hàng chục chiến đấu cơ liên quân thực hiện chiến dịch tấn công quy mô lớn nhắm vào sào huyệt Raqqa của IS. Ngoài ra, theo kế hoạch này, phe nổi dậy Syria cũng sẽ kiểm soát đoạn biên giới gần 100 km với Thổ Nhĩ Kỳ để cắt đứt nguồn tiếp tế quan trọng cho IS.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ hôm thứ năm tuần trước, Tổng thống Obama đã ủng hộ ý tưởng sử dụng lực lượng người Kurd và Arab ở Syria để mở chiến dịch tấn công vào Raqqa dưới sự yểm trợ của máy bay Mỹ và đồng minh.
Ý tưởng về chiến dịch này bắt nguồn từ cuộc chiến bảo vệ thị trấn Kobani nằm giữa biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm ngoái. Cuộc chiến này cho thấy việc kết hợp giữa sức mạnh không quân liên quân với lực lượng người Kurd trên mặt đất có thể đánh bại được IS. Mỹ và liên quân đã liên tục dội bom xuống mục tiêu IS bao vây thị trấn Kobani, trong khi dân quân người Kurd chiến đấu bảo vệ thị trấn trên mặt đất. IS đã phải rút lui sau nhiều tháng trời vây hãm thị trấn.
Trong chiến dịch sắp được thực hiện, Mỹ sẽ bổ sung cho dân quân người Kurd một yếu tố mới, đó là các chiến binh người Arab. Ngoài việc tăng quân số, việc để người Arab tham gia vào chiến dịch sẽ góp phần xoa dịu nỗi quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ rằng người Kurd ở Syria đang ngày càng trở nên quá mạnh.
Lực lượng người Arab tham gia chiến dịch sẽ có tên gọi là Liên minh Arab Syria, với thành phần gồm 10-15 nhóm vũ trang có tổng quân số 3.000-5.000 người, các quan chức Mỹ cho biết. Dân quân người Kurd có lực lượng lớn hơn, với quân số vào khoảng 25.000 người.
Mỹ sẽ hậu thuẫn cho các chiến binh người Kurd và Arab, giúp họ áp sát sào huyệt Raqqa, nhưng sẽ không tìm cách chiếm bằng được thành phố được IS phòng thủ chặt chẽ này. Thay vào đó, lực lượng này sẽ cô lập Raqqa, cắt đứt mọi tuyến đường đi lại và hậu cần ở phía đông bắc và tây bắc thành phố.
Vị trí khu vực các phe trong nội chiến Syria đang kiểm soát.
 Vị trí khu vực các phe trong nội chiến Syria đang kiểm soát.
Các quan chức quân sự Mỹ đã kiểm tra, giám sát chỉ huy của các đơn vị vũ trang Arab để đảm bảo họ đáp ứng những tiêu chuẩn "ôn hòa" do Quốc hội Mỹ đề ra.
Đồng thời, lực lượng liên quân tham gia không kích từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được mở rộng, với sự tham gia của chiến đấu cơ nhiều nước như Australia, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bằng cách dần dần mở rộng phạm vi không kích, Washington hy vọng có thể bảo vệ được nhiều hơn lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn, và qua đó hạn chế được khu vực hoạt động của các máy bay Nga, một quan chức châu Âu và một quan chức cấp cao Mỹ cho hay.
Những thông tin về chiến dịch tấn công này được NYTimes rút ra từ các tuyên bố công khai của các chỉ huy cấp cao quân đội Mỹ báo cáo trước Quốc hội cũng như qua nhiều cuộc phỏng vấn với các quan chức quân sự, ngoại giao và chính quyền giấu tên. Tuy nhiên các quan chức từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về chiến dịch vì không muốn IS nắm được những bí mật này.
Nguy cơ đụng độ với Nga
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch không kích của Nga đang làm thay đổi cuộc chiến chống IS trên chiến trường Syria. Mỹ và liên quân đã thực hiện chiến dịch không kích IS hơn một năm qua, nhưng cuộc chiến của họ dần rơi vào bế tắc khi không làm suy yếu được IS, khi phiến quân có sức kháng cự và khả năng thích nghi lớn hơn những gì các quan chức Mỹ đã hình dung.
Các quan chức Mỹ cho rằng Nga hiện đang tập trung không kích ở miền tây Syria chứ không phải sào huyệt Raqqa của IS. Đồ họa: NYTimes.
 Các quan chức Mỹ cho rằng Nga hiện đang tập trung không kích ở miền tây Syria chứ không phải sào huyệt Raqqa của IS. Đồ họa: NYTimes.
Các quan chức Mỹ đánh giá chiến dịch tấn công mới là "đầy hứa hẹn" và có thể làm thay đổi tình thế "bế tắc chiến thuật" của Mỹ và liên quân trên chiến trường. Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng nguy cơ đụng độ nguy hiểm giữa Nga và Mỹ ở Syria.
Tờ Mirror của Anh hôm 3/10 dẫn "các nguồn tin tình báo" chưa được kiểm chứng cho hay phía Nga cũng đang có kế hoạch huy động 150.000 quân dự bị của Syria để có thể tấn công sào huyệt Raqqa của IS và kiểm soát các mỏ dầu ở đây.
"Rõ ràng là Nga muốn tấn công khu vực phía tây Syria để chiếm giữ Raqqa và tất cả những mỏ dầu, khí đốt xung quanh Palmyra", một nguồn tin nội bộ giấu tên tiết lộ với tờ báo này. "Có vẻ như họ đã cân nhắc hành động này và đang triển khai nhanh chóng". Nguồn tin này cho rằng động thái trên có thể sẽ dẫn tới một "cuộc đua tới Raqqa" đầy nguy hiểm giữa Nga và Mỹ.
Một quan chức Mỹ khẳng định kế hoạch mới này của Mỹ sẽ không có sự phối hợp với Nga, và hồi tuần trước, Mỹ cũng tuyên bố rõ rằng chiến dịch chống IS của họ sẽ không bị chệch hướng bởi các cuộc không kích của Nga.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nhấn mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn này sẽ được tiến hành cách xa khu vực Nga đang thực hiện các vụ không kích ở Syria. Họ cho rằng chiến dịch không kích của Nga đang chủ yếu tập trung ở khu vực phía tây, nhắm vào những nhóm vũ trang chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad, và chỉ "mang danh nghĩa" là tấn công IS.
Bộ Quốc phòng Nga thì khẳng định các cuộc không kích hiện nay của họ đều nhắm vào mục tiêu IS và các tổ chức khủng bố, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Mỹ và phương Tây cho rằng Nga đang cố tình không kích các nhóm đối lập ở Syria, trong đó có cả những đơn vị vũ trang được Mỹ huấn luyện.
Nhiều khả năng Mỹ và Nga sẽ có những nỗ lực để "tránh xung đột" trên bầu trời miền bắc và miền đông Syria một khi chiến dịch mới bắt đầu. Thứ năm tuần trước, các quan chức Lầu Năm Góc đã có cuộc họp từ xa kéo dài một giờ với phía Nga nhằm thảo luận các biện pháp giảm thiểu nguy cơ xảy ra đụng độ ngoài dự kiến trên không phận Syria.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.