Góc nhìn đặc biệt trong “chiến tranh” thương mại Mỹ - Trung

Công nhân Trung Quốc trong một nhà máy sản xuất điện thoại tại An Huy.
Công nhân Trung Quốc trong một nhà máy sản xuất điện thoại tại An Huy.
(PLO) - Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế nhập khẩu lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau. Các biện pháp này được cho là sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại nặng hơn, do nước này phụ thuộc vào xuất khẩu nhiều hơn và nền kinh tế cũng có nhiều dấu hiệu đi xuống trong năm nay.

Tuy nhiên, xung đột này cũng đang khuyến khích Chính phủ và các công ty Trung Quốc thực hiện những thay đổi có thể khiến nền kinh tế này cạnh tranh và hấp dẫn hơn với nhà đầu tư ngoại. “Cuộc khủng hoảng này sẽ là động lực cho Trung Quốc phát triển nhanh hơn”, He cho biết.

Tăng tốc cải tổ

Tại một công ty gần Thượng Hải, để chế tạo thiết bị đo chính xác cho các hãng ôtô và các ngành công nghiệp khác, các kỹ sư phải phụ thuộc vào những thiết bị nhập khẩu từ Mỹ.

Nhưng công ty Công nghệ Quang điện Osaitek Tô Châu đang đẩy nhanh kế hoạch tự sản xuất các bộ phận này, theo kỹ sư trưởng He Zhongya. Nguyên nhân là các đòn áp thuế mới trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm cho các bộ phận do Mỹ sản xuất trở nên quá đắt đỏ.

Công ty này từ lâu đã tính đến việc tự sản xuất, nhưng "cuộc chiến thương mại đã khiến chúng tôi phải đẩy nhanh tốc độ", ông nói.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ đã bị phơi bày trong năm nay, khi Bộ Thương mại Mỹ cấm các công ty trong nước bán linh kiện thiết yếu cho đại gia thiết bị viễn thông Trung Quốc - ZTE. Việc này đã khiến ZTE phải ngừng gần như nửa hoạt động sản xuất.

Cuộc khủng hoảng của ZTE đã củng cố niềm tin rằng Trung Quốc cần tự cung tự cấp nhiều hơn nữa. “Trung Quốc có thể sẽ nỗ lực hơn trong hoạt động đột phá sáng tạo trong nước”, Scott Kennedy - chuyên gia nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Quốc tế học và Chiến lược dự báo.

Việc phát triển công nghệ cao, như sản phẩm bán dẫn, có thể giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, ông cảnh báo nó sẽ rất khó thực hiện trong ngắn hạn, vì các công ty Trung Quốc dựa nhiều vào chip sản xuất tại Mỹ để làm smartphone và mạng di động.

Chiến dịch gây dựng nền công nghiệp sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc là một trong những điểm nghẽn chính trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung hiện tại. Tổng thống Mỹ - Donald Trump luôn cáo buộc Trung Quốc sử dụng các biện pháp không công bằng để lấy bí mật công nghệ của người Mỹ, như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ Trung Quốc đến nay vẫn bác bỏ các cáo buộc này.

Dù vậy, quan hệ với Mỹ xuống cấp có thể khiến Trung Quốc tăng tốc hợp tác về công nghệ cao với Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và các nước châu Âu, Kennedy cho biết. Bắc Kinh đang đẩy mạnh cải tổ các lĩnh vực như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm khuyến khích phát triển công nghệ trong nước, theo Kenny Liew - nhà phân tích tại hãng nghiên cứu Fitch Solutions. “Chính phủ Trung Quốc đang tăng đặt cược vào việc này”, ông cho biết, “Chiến tranh thương mại chắc chắn sẽ làm tăng tốc cải tổ”.

. Một nhà máy sản xuất thiết bị y tế ở đông Trung Quốc.
. Một nhà máy sản xuất thiết bị y tế ở đông Trung Quốc. 

Đến nay, Trung Quốc đã có bước tiến khá dài. Trong 20 năm qua, họ đã chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm như quần áo và đồ chơi sang đồ điện tử và smartphone. “Trung Quốc không còn là địa điểm giá rẻ để sản xuất các mặt hàng giá trị thấp nữa”, Xu Bin - giáo sư kinh tế và tài chính tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - châu Âu nhận xét. Các công ty Trung Quốc “phản ứng rất nhanh khi môi trường thay đổi” và thuế nhập khẩu “sẽ là động lực thúc đẩy họ tiến lên”, ông cho biết.

Thuế nhập khẩu mới cũng làm dấy lên câu hỏi về sức hấp dẫn của Trung Quốc trong vai trò trung tâm sản xuất. Các công ty đang cân nhắc chuyển sản xuất sang các nước khác để tránh chi phí phát sinh. Việc này đang gây áp lực buộc Chính phủ Trung Quốc tìm cách bù đắp thiệt hại.

Bắc Kinh từ lâu đã bị chỉ trích vì các chính sách kinh tế ghìm chân công ty ngoại tại Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nội. Lãnh đạo Trung Quốc thì cam kết đang mở cửa nền kinh tế với tốc độ phù hợp. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại có thể tăng tốc quá trình này.

Các nhà phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp từng nghi ngờ cam kết của Trung Quốc về cải tổ môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, Trung Quốc giờ chẳng còn mấy lựa chọn. “Trung Quốc phải mở cửa thị trường”, Jack Ma - Chủ tịch Alibaba cho biết trong một sự kiện tháng trước.

Bắc Kinh gần đây đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại, như giảm thuế. Nếu họ cho phép các công ty ngoại tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải cải tiến. Những thay đổi như vậy “sẽ đẩy cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong dài hạn” và giúp Trung Quốc “tạo ra chất lượng tăng trưởng tốt hơn”, Aidan Yao - nhà kinh tế phụ trách các thị trường mới nổi tại AXA Investment Managers kết luận.

Chuyển dịch cỗ máy sản xuất khổng lồ

Trong 20 năm qua, cỗ máy xuất khẩu khổng lồ của Trung Quốc  đã chuyển từ hàng hóa như quần áo và đồ chơi sang điện tử và điện thoại thông minh.

Đồng nhân dân tệ đang trượt giá.
Đồng nhân dân tệ đang trượt giá.

"Trung Quốc không còn là nơi chỉ sản xuất hàng hóa cấp thấp", Xu Bin, giáo sư kinh tế và tài chính tại trường Kinh doanh Quốc tế châu Âu ở Thượng Hải, nhận định. Các công ty Trung Quốc "rất nhạy cảm với môi trường thay đổi" và việc áp thuế quan "là lực đẩy bổ sung để các công ty tư nhân Trung Quốc nâng cấp".

Các làn sóng thuế quan mới cũng làm dấy lên nghi ngờ về độ hấp dẫn của Trung Quốc với tư cách là trung tâm sản xuất. Nhiều công ty cho biết họ đang cân nhắc việc chuyển sản xuất sang các nước khác để tránh phải trả thêm chi phí, khiến chính phủ Trung Quốc chịu áp lực tìm cách bù đắp thiệt hại.

Chiến tranh thương mại hay nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại dường như không làm người Trung Quốc mất đi thói quen mua đồ xa xỉ.

Kering – chủ sở hữu thương hiệu Gucci và Alexander McQueen cho biết, doanh số tại Trung Quốc tăng 30% nửa đầu năm nay. Trong khi đó, hãng thời trang Pháp Hermes cũng có doanh thu vượt kỷ lục cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng UBS ước tính, hai phần ba người Trung Quốc mua đồ xa xỉ ở nước ngoài và xu hướng này đang tiếp tục bùng nổ. Người Trung Quốc chi 20% nhiều hơn các quốc gia khác cho sản phẩm của Louis Vuitton 6 tháng đầu năm nay, theo UBS. Còn hãng nghiên cứu McKinsey thông tin, người tiêu dùng Trung Quốc chi hơn 7 tỷ USD mỗi năm cho hàng xa xỉ, chiếm gần một phần ba thị trường này trên toàn cầu.

Ngay cả khi kinh tế tăng trưởng chậm và Trung Quốc đang chìm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, khảo sát của UBS vẫn cho thấy, hàng xa xỉ vẫn là mối quan tâm hàng đầu, chỉ sau những sản phẩm thiết yếu.

81% những người Trung Quốc từ 20 – 38 tuổi cho biết, sẵn sàng chi nhiều tiền để sở hữu sản phẩm tốt hơn. Sinh ra trong giai đoạn Trung Quốc hạn chế mỗi gia đình chỉ được sinh một con nên nhiều người trong số này không phải bận tâm về tài chính.

Helen Brand – Giám đốc mảng đồ xa xỉ tại UBS nhận định, các thương hiệu như Louis Vuitton hay Gucci đang "ăn nên làm ra" tại Trung Quốc khi thu hút được đối tượng khách hàng trẻ. Trong khi, những doanh nghiệp như Burberry với phong cách cổ điển lại gặp nhiều khó khăn.

“Gucci rất được ưa chuộng. Họ sản xuất đủ các loại sản phẩm cho giới trẻ và chi hơn 50% ngân sách tiếp thị cho hoạt động trực tuyến”, Brand cho hay.

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng 6,9% năm ngoái. Tuy nhiên, đầu tư, sản xuất và doanh số bán lẻ tại quốc gia này đang yếu đi gần đây. Trung Quốc đang vướng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ khi hai nước áp thuế trị giá hàng trăm tỷ USD lên hàng hóa của nhau.

Mỹ áp thuế với túi xách được sản xuất tại Trung Quốc nhưng các chuyên gia cho rằng nhiều thương hiệu xa xỉ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sản phẩm của họ được làm tại châu Âu. Tuy nhiên, một số cũng dự đoán, các thương hiệu vẫn bị tác động nếu nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phải chịu nhiều áp lực.

Hiện tại, đồng NDT ngày càng mất giá so với đồng bạc xanh và một số đồng tiền quan trọng khác. Điều này khiến người Trung Quốc sẽ phải chi nhiều hơn khi mua sắm đồ xa xỉ tại nước ngoài. Bên cạnh đó, một yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực hàng xa xỉ tại Trung Quốc là Bắc Kinh có thể tái lập chính sách chống tham nhũng như 6 năm trước khi giới hạn việc quan chức cao cấp được sở hữu các sản phẩm đắt tiền, siêu sang... 

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.