Ai đã bảo vệ Moscow khỏi tay Hitler năm 1941?

Hitler đã thất bại trong cuộc đối đầu với Stalin của Liên Xô năm 1941
Hitler đã thất bại trong cuộc đối đầu với Stalin của Liên Xô năm 1941
(PLO) -Những cuộc phản công của Hồng quân Xôviết ở ngoại ô Moscow diễn ra vào ngày 25/12/1941 đã làm phá sản kế hoạch Blizkrieg của Hitler, phát xít đã phải rút lui 200 km. Một số chuyên gia vẫn còn bất đồng quan điểm trong việc lực lượng nào đã đứng ra bảo vệ Moscow năm 1941. 

Một số người tin rằng, đó là những binh đoàn Siberi; nhưng số khác lại cho rằng, thắng lợi cũng thuộc về những sư đoàn được lập lên bởi các lực lượng từ nhiều vùng miền trên đất nước, trong khi sư đoàn Siberi cùng những sư đoàn khác chỉ giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến đẫm máu kéo dài từ tháng 12/1941 cho tới tháng 6/ 1942. Vậy ai đúng, ai sai trong nhận định này?

Hai nhà sử học Kirill Alexandrov và Aleksey Isayev,  những người đã bỏ ra một thời gian dài nghiên cứu về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, chia sẻ quan điểm của mình.

“Làn gió Siberi”

Theo nhà sử học Kirill Alexandrov: “Tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, Moscow đã được bảo vệ bởi sư đoàn Siberi. Sư đoàn này được điều động từ vùng lãnh thổ phía đông của tổ quốc, có thể từ sau dãy Ural hoặc tận vùng Viễn Đông trở về sau khi nhận được tin báo rằng, Nhật sẽ không tuyên chiến với Liên Xô”.

Chính làn gió Siberi này đã chặn đứng cuộc tấn công của quân Đức vào thủ đô Moscow nhưng đáp án cho câu hỏi lực lượng nào đã bảo vệ Moscow dường như không quá quan trọng. Vào thời điểm đó, quân đội Đức đã rệu rã sau hàng loạt cuộc phản công của Hồng quân.  Tuy lấn lướt 215 sư đoàn Hồng quân, phát xít Đức  cũng gánh chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề, không thể khôi phục lại lực lượng, đặc biệt là vũ khí chiến đấu.

Trong khi đó, một sư đoàn Hồng quân bại trận lại được tăng viện bằng 2 sư đoàn mới, trong đó bao gồm cả sư đoàn Siberi. Cũng phải nói thêm rằng, thời tiết khắc nghiệt của mùa đông Nga đã đóng một vai trò rất quan trọng. Quân đội Đức đã không được trang bị đủ áo ấm và vũ khí  trong khi Hồng quân lại không gặp phải những rắc rối trên.

Lính Đức (áo đen) giơ tay hàng Hồng quân Liên Xô
Lính Đức (áo đen) giơ tay hàng Hồng quân Liên Xô

Sự hỗ trợ từ đồng minh

Sự hỗ trợ của quân Đồng minh cũng là rất to lớn. Sư đoàn Siberi đã được tái cấp vũ khí trong khoảng thời gian 1941 -1942 và sử dụng nguồn tài lực từ phương Tây. Lực lượng Đồng minh đã có những giúp đỡ đáng kể trong cung cấp xăng dầu và phương tiện không quân cho Hồng quân. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới nửa sau năm 1941, ngành hàng không Đức đã chịu những thiệt hại khổng lồ.

Tuy vậy , ngay cả khi quân Đức chiếm được  Moscow, thì cũng chưa thể khắc phục được điểm yếu của mình. Liên Xô có một nguồn cung cấp khổng lồ về năng lượng và vật tư. Trong khi đó, Hitler lại không có một nguồn tài trợ nào cho những hoạt động quân sự ở phía Tây Liên Xô.

“Tuy nhiên, cũng không phải tất cả sư đoàn Siberi cùng tham gia đánh tại Moscow, một phần của sư đoàn này vẫn còn đóng quân dọc theo biên giới Viễn Đông.”- nhà sử học Kirill Alexandrov nói thêm.

Còn nhà sử học Aleksey Isayev cho rằng, Sư đoàn Siberi là câu chuyện được tưởng tượng ra bởi người Đức, những người có xu hướng cho rằng, bất cứ ai mặc áo rét dày cũng đều là người Siberi. Nhưng cũng phải nói rằng, những chiến sĩ Siberi đã đóng một vai trò to lớn trong chiến thắng của Hồng quân tại Moscow.

“Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự tham gia chiến đấu của những người dân Moscow, Ural và nước cộng hòa Udmurtia. Trong cuộc diễu hành nổi tiếng tổ chức vào ngày mùng 7/11 năm 1941, một sư đoàn từ Ivanovo ( thuộc Moscow)  đã diễu qua Quảng Trường Đỏ ”- nhà sử học cho biết…/.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.