Sự im lặng của nghệ sĩ đạo nhạc ở Việt Nam

Trang Pháp, nhạc sĩ Dương Khắc Linh từng gay gắt việc Sơn Tùng đạo nhạc.
Trang Pháp, nhạc sĩ Dương Khắc Linh từng gay gắt việc Sơn Tùng đạo nhạc.
(PLO) - Mỗi khi bị dính đến nghi án đạo nhạc, nhiều nghệ sĩ chọn im lặng, đùn đẩy trách nhiệm hoặc khăng khăng cho là nguyên tác, chứ ít ai thừa nhận mình học hỏi hay mượn ý tưởng từ những nghệ sĩ khác.

Chỉ là sự “trùng hợp”?

Những ngày qua xôn xao vụ việc nhạc sĩ Dương Khắc Linh bất ngờ vướng nghi vấn đạo nhạc. Ca khúc “Đừng như thói quen” do anh sáng tác, được trình bày bởi JayKii và Ngọc Duyên Sara trong chương trình “Giai điệu chung đôi” được ca sĩ Trịnh Thăng Bình nhận xét “làm anh bỗng nhớ tới bài hát của mình, hình như 8 năm trước”. Ngay lập tức, nhạc sĩ Dương Khắc Linh giải thích: “Những ca khúc ballad có vòng hoà âm như vậy rất dễ giống nhau ở giai điệu. Quan trọng là lời khác, cách hát khác, người khác hát là đã thành một bài mới”. Phát ngôn này của nhạc sĩ đã nhanh chóng bị cộng đồng người hâm mộ phản đối và gây nhiều tranh cãi trái chiều. 

Dương Khắc Linh nhiều lần lên tiếng, nói rằng “sự giống nhau giữa các ca khúc này là sự trùng hợp ngẫu nhiên”; anh khẳng định “tôi không đạo nhạc, Jaykii cũng không và bản thân Trịnh Thăng Bình cũng đồng ý điều đó”. Tuy vậy, đó mới chỉ là ý kiến một chiều từ nhạc sĩ. Trước cơn bão dư luận, Jaykii và Ngọc Duyên Sara vẫn giữ im lặng, còn ca sĩ Trịnh Thăng Bình trả lời anh “sẽ không thay đổi phát ngôn về cảm nhận của mình”, còn việc đạo hay không thì khán giả sẽ là “trọng tài” quyết định.

Trong làng âm nhạc Việt, việc dính dáng tới nghi vấn đạo nhái nhạc, ý tưởng MV luôn luôn nhức nhối. Ca khúc “Đừng buông tay” đánh dấu sự trở lại của ca sĩ Lưu Hương Giang bị cho là trùng ý tưởng với MV “Hymn for the weekend” Cold Play. Bài hát “Đâu chỉ riêng em” của Mỹ Tâm cũng được lên án là có nhiều điểm giống bài hát nhạc Hoa “Tình lay động nhói đau” của nhạc sĩ, ca sĩ Hải Sinh. Có một thời, các ca khúc nào của Sơn Tùng M-TP cũng bị cho là trùng giai điệu với một bài hát khác: ca khúc “Cơn mưa ngang qua” có beat giống hệt một bài hát của nhóm nhạc xứ Hàn – Namolla Family, “Em của ngày hôm qua” lấy beat của “Every night”. Ngoài ra, nhiều ca sĩ khác như Bảo Thy, Đông Nhi, Tóc Tiên… đều từng bị dư luận chỉ trích gay gắt vì bắt chước phong cách hoặc đạo nhạc.  

 Đạo nhạc có nghĩa là ăn cắp giai điệu ca khúc và tự nhận đó là sáng tạo của bản mình. Tuy thật hay giả, là vô tình hay tình cờ, trước những tình huống như vậy, người nghệ sĩ càng cần có sự ứng xử khéo léo. Trên thế giới, câu chuyện “đạo nhạc” cũng không hề xa lạ bởi chính công chúng cũng rất khắt khe với nạn đạo, nhái sản phẩm trí tuệ của người khác. Nhiều nghệ sĩ quốc tế như: Meghan Trainor, Pharrell Williams, Ed Sheeran, Taylor Swift, Gwen Stefani, Madonna, Eric Clapton… đều bị tố cáo “đạo nhạc”.

Nhưng thay vì “cãi nhau” trên dư luận, những người liên quan sẽ gặp mặt trực tiếp để giải thích và thương thuyết với nhau. Nếu không thể tìm được điểm chung, hai bên sẽ đưa ra tòa phân giải. Có những lúc số tiền bồi thường người nghệ sĩ phải bỏ ra không hề nhỏ để giải quyết. Điều đó cho thấy, những nghệ sĩ này đều rất tuân thủ luật pháp và tôn trọng bản quyền của nguyên tác. Mặc dù sự trùng lặp có thể vô tình hay ngẫu nhiên, họ luôn hướng tới một cách giải quyết để trả lời cho dư luận, họ có thể nhận lỗi nếu đó là sơ suất hay sự thiếu hiểu biết của mình trước người hâm mộ.  

Ở Việt Nam, mỗi khi các nghệ sĩ bị dính đến nghi ngờ “đạo nhạc”, họ thường giữ im lặng, hoặc lấy lý do “trùng hợp”, chứ ít người thừa nhận mình được ảnh hưởng hay học hỏi từ người nghệ sĩ này, mượn ý tưởng của người kia. Chỉ có một số trường hợp như ca sĩ Mỹ Tâm, khi bị nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tố cáo ca khúc “Anh thì không” vi phạm bản quyền, cô đã nhanh chóng gửi lời xin lỗi tác giả và gỡ bài hát xuống. MV “Sống xa anh chẳng dễ dàng” của nữ ca sĩ Bảo Anh suýt bị xóa khỏi YouTube vì sử dụng đoạn nhạc từ hai bản hòa âm của nhà soạn nhạc phim Ivan Torrent mà không xin phép. Ngay lập tức, cô đã liên lạc với tác giả để nhận lỗi và sẵn sàng nộp phí bản quyền cho đoạn nhạc đó.

Khi sản phẩm trí tuệ bị xâm phạm…

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009: Một bài hát được sáng tác ra là một tác phẩm âm nhạc được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Tác giả của ca khúc này có quyền đặt tên cho bài hát, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, có quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc chế lại lời, giai điệu của bài hát dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Nếu ai đó lấy lại nhạc của bài hát của người khác, chỉnh sửa lại lời mà không được sự cho phép của tác giả, hành vi đó được xem là sao chép, vi phạm khoản 6 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009. Tác giả có quyền yêu cầu người đó phải gỡ bỏ bài hát của mình hoặc phải xin phép và trả tiền thù lao hợp lý cho tác giả, khởi kiện hoặc nhờ pháp luật can thiệp. Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. 

Tuy vậy, vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức quy định và giải thích thế nào là đạo nhái nhạc. Vì thế, những tố cáo, nghi vấn như câu chuyện của ca sĩ Trịnh Thăng Bình - nhạc sĩ Dương Khắc Linh phải nhờ đến khán giả làm “trọng tài phán xử”. Nhưng khi sao Việt vướng phải nghi án đạo nhạc nước ngoài, thường câu chuyện sẽ căng hơn nhiều. Người nghệ sĩ vừa bị mất đi hình ảnh vừa có nguy cơ phải hầu tòa vì kiện tụng. Từ đó nhìn lại, có thể thấy môi trường giải trí Việt vẫn chưa thực sự khách quan và kiên quyết với vấn đề đạo nhái sản phẩm âm nhạc, nên hiện tượng này mới tràn lan như vậy. 

Cốt lõi của nghệ thuật là sự sáng tạo, khán giả Việt ngày càng khắt khe với nghệ sĩ hơn về vấn đề này. Nhưng nhiều nghệ sĩ đã thực sự nghiêm túc trong việc sáng tác sản phẩm âm nhạc của mình hay chưa? Họ đã thực sự nghĩ tới hình ảnh và trách nhiệm của mình đối với người hâm mộ và những nghệ sĩ khác khi xử lý những xì-căng-đan liên quan đến đạo, nhái?. 

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.