Những công trình nổi tiếng ở Rome sử dụng đá tự nhiên

(PLO) - Mỗi viên đá, mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà ở Roma (Italia) hiện diện chứng tích một phần quá khứ xa xôi của một Rome – thành phố mộng mơ bên dòng sông Tiber êm đềm. Du khách có thể thả tàu xuôi theo dòng sông để thấy Rome càng quyến rũ khi đêm về: những bức thành cổ và những chiếc cầu lung linh soi bóng bên dòng sông.

1. Đấu trường La Mã

Đấu trường La Mã, hay Amphitheatrum Flavium, theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là đấu trường lớn ở thành phố Rome. Công suất chứa lúc mới xây xong đấu trường là 50.000 khán giả.

Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác thi đấu và trình diễn trước công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau công nguyên, dưới thời hoàng đế Vespasian. Công trình lớn nhất này được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau công nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.

Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng vì thời gian và một số trận động đất. Chu vi phía bắc của đấu trường hiện vẫn còn nguyên, với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.

2. Đài phun nước Trevi 

Một thắng cảnh không thể bỏ qua là đài phun nước Trevi nổi tiếng nhất trong số hơn 300 đài phun nước tại Rome. Được thiết kế bởi kiến trúc sư vĩ đại Nicola Salvi năm 1732, đài cao 26 mét, hoàn thành vào năm 1762 và nước lấy từ thác nước Virgin.

Đài phun nước Trevi không chỉ là biểu tượng của sự vĩnh cửu mà còn là hòn ngọc của nghệ thuật kiến trúc La Mã, rất kỳ vĩ và huyền ảo. Đài Trevi có một bức tượng thần Neptune, bao xung quanh là những con vật huyền thoại và 4 bức tượng tượng trưng cho 4 mùa. Dưới nước là 2 linh vật kéo cỗ xe của Hải vương Neptune, trên nền lấp lánh của những đồng xu được mọi người ném xuống đây mong điều ước thành sự thật.

3. Quảng trường Venezia

Quảng trường Venezia là nơi bạn nên đến nhất khi ghé Đấu trường La Mã và Quảng trường La Mã, vì địa điểm này ngay cuối con đường Via dei Fori Imperiali và ấn tượng đầu tiên khá đặc biệt.

Đài tưởng niệm Quốc gia Vittorio Emanuele II (thường được gọi ngắn là Altare della Patria) nằm ngay phía trái khi bạn bước vào quảng trường. Đài tưởng niệm bằng đá cẩm thạch trắng vinh danh người có công trong công cuộc thống nhất đất nước vào giữa thế kỷ 19.

Thiết kế rộng lớn, phô trương của đài cần toàn bộ khu vực của Rome thời Trung cổ phải bị phá bỏ để nhường chỗ cho nó. Nhiều người La Mã không thích đài tưởng niệm, nhưng thật khó để bỏ qua công việc xuất sắc của các nhà điêu khắc Ý được giao nhiệm vụ tạo ra đài tưởng niệm, bao gồm Leonardo Bistolfi và Angelo Zanelli.

Đằng sau bức tượng Victor Emmanuel khổng lồ đang cưỡi ngựa nằm trong Centrale del Risorgimento Italiano luôn thu hút, cùng với những khoảnh khắc quyết định trong lịch sử. Chiếc thang máy bằng kính sẽ đưa du khách đến bệ ngắm cảnh, tại đây mọi người sẽ được mở tầm nhìn về những di tích cổ xưa về phía đông nam.

4. Quảng trường Tây Ban Nha

Quảng trường trung tâm du lịch Rome bao giờ cũng thu hút nhiều người nhất. Có người đến để bày tỏ tình cảm với người yêu, người lại lang thang độc tấu đàn nuối tiếc một cuộc tình dang dở. Nơi đây, ngôi nhà màu hồng chính là ngôi nhà kỷ niệm của hai nhà thơ nổi tiếng người Anh là Jonh Keats và Percy Byssche Shelley.

Năm 1672, đài phun nước thuyền cổ do nhà thiết kế Petro thực hiện được xây dựng đối diện quảng trường Tây Ban Nha và được gọi là “Con thuyền thiên đàng”. Trên cột trụ La Mã ở gần con thuyền thiên đàng được điêu khắc nhiều nhân vật trong Kinh thánh.

Hằng năm, vào lễ giáng sinh, nơi đây lại diễn ra các hoạt động tế lễ trang trọng của giáo hội. Gần quảng trường Tây Ban Nha là nhà thờ Tam vi nhất thể, nơi có tháp chuông xây bằng đá tự nhiên trông uy nghi và hoành tráng.

5. Đền Panthenon

Panthenon là một trong những tòa nhà La Mã được chính quyền bảo tồn tốt nhất. Vào năm 126 sau công nguyên, Panthenon được xem là ngôi đền dành cho các vị thần La Mã và kể từ thế kỷ thứ 7, nó được coi là nhà thờ Thiên chúa giáo của người La Mã.

6. Quảng trường La Mã Roman Forum

Tọa lạc ở phía Tây Nam vận động trường Colosseum nổi tiếng của nước Ý, Quảng trường La Mã Roman Forum là điểm du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tham quan, tìm hiểu nền văn hóa La Mã cổ xưa của đất nước Ý xinh đẹp.

Vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, Quảng trường La Mã Roman Forum là khu trung tâm hành chính, tôn giáo và thương mại của La Mã. Trong thời kỳ này, người ta đã xây những hội trường lớn để hội họp, những đền thờ, khu chợ và cung điện lộng lẫy phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương.

Trải qua nhiều thế kỷ tiếp theo, Quảng trường La Mã Roman Forum được mở rộng thêm và trở thành trung tâm sinh hoạt của La Mã. Đây chính là nơi Nghị Viện hội họp bàn thảo những luật lệ, mở những phiên tòa xử án, tổ chức những buổi tế lễ, cầu nguyện, những lễ hội ăn mừng chiến thắng hay đám tang của những chức sắc quan trọng.

Một số tài liệu lịch sử còn ghi lại, vào khoảng năm 800, Roman Forum trông giống như một mỏ đá lộ thiên cung cấp vật liệu cho nhiều công trình xây dựng. Tuy vậy, các vết tích khảo cổ học được chạm khắc đẹp mắt còn sót lại đến ngày nay vẫn là minh chứng có giá trị cho nền văn hóa La Mã cổ đại.

7. Vương cung thánh đường Gioan Laterano

Vương cung Thánh đường Gioan Laterano là một trong những thánh đường đầu tiên được xây dựng sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng đế Constantinô xây. Thánh đường này tiếp tục là nhà thờ chánh tòa của giám mục Rome, giáo hoàng. Thánh đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, mẹ của tất cả các thánh đường ở Rome và trên thế giới.

Như các đền thờ khác, đền thờ thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp. Công trình được xây lại như ngày nay thời Sisto V (1585-1590).

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.