Nhiều hoạt động tưởng nhớ 30 năm ngày mất của hai nghệ sỹ tài ba Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh

Nhiều hoạt động tưởng nhớ  30 năm ngày mất của hai nghệ sỹ tài ba Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh
(PLO) - Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh (1988-2018), nhiều đơn vị nghệ thuật, các nhà hát, các sân khấu, viện văn học… lại dàn dựng các vở kịch, các tác phẩm thơ, hội thảo với mong muốn đem lại những ký ức đẹp nhất về hai nghệ sĩ tài năng trong lòng bạn bè và khán giả.

Tình yêu ở lại

Chương trình “Đêm thơ nhạc kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại” sẽ được tổ chức vào đêm ngày 26/8/2018 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Đêm diễn do Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt, Nhà hát Tuổi trẻ, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức sẽ được ghi hình và phát sóng trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam vào ngày 29/8/2018.

Đây cũng là dịp để công chúng, những người yêu mến Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh thưởng thức những tác phẩm thơ, nhạc, kịch xuất sắc của 2 tác giả nổi tiếng này. Chương trình sẽ gồm có 3 phần, phần 1 là những bài thơ, ca khúc được phổ nhạc của 2 tác giả. Với chủ đề chương trình là “Tình yêu ở lại”, đa phần các tác phẩm được trình bày là các bài thơ tình của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh.

Phần thứ 2 là sẽ những hồi ức đẹp nhất, những kỷ niệm lần đầu được kể về hình ảnh của hai nghệ sĩ tài năng trong trí nhớ và tình yêu bạn bè. Phần thứ 3 là trích đoạn vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”. Những người viết kịch bản đêm diễn gồm nhà báo Lưu Quang Định, nhà báo Lưu Minh Vũ và nhà báo, nhạc sĩ Trần Lệ Chiến.

Cũng kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, Nhà hát Tuổi trẻ lựa chọn để giới thiệu tới khán giả Thủ đô vào các tối thứ 7 hàng tuần trong “Liên hoan các tác phẩm Lưu Quang Vũ” diễn ra từ ngày 4/8 đến 1/9/2018. Đó là các vở diễn: “Lời nói dối cuối cùng”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Ai là thủ phạm”, và “Lời thề thứ 9”.


Sáng 20/8/2018, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo về Lưu Quang Vũ với hơn 30 bài tham luận. Tối cùng ngày sẽ diễn lại vở “Nguồn sáng trong đời” do Nhà hát Kịch Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp dàn dựng.

Ngày 28/ 8/2018, Viện Văn học phối hợp với Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đồng tổ chức Hội thảo khoa học: “Cuộc đời và sự nghiệp văn học Lưu Quang Vũ”. Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu trong nước tiếp tục thảo luận, tổng kết về sự nghiệp văn học của Lưu Quang Vũ cũng như công bố những nghiên cứu, kiến giải mới về sáng tác của ông ở các thể loại khác nhau.

“Lặng lẽ về thiên đường sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình"!

Nhà thơ Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê gốc ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Năm 20 tuổi, ông đã có thơ in chung với nhà thơ Bằng Việt trong tập “Hương cây- Bếp lửa” và các tập thơ tiếp sau này như “Mây trắng của đời tôi”, “Bầy ong trong đêm”.

Từ năm 1978 đến  năm 1988, nhà thơ Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17". Tiếp sau đó, hàng loạt vở kịch của ông đã gây nên hiện tượng trong làng sân khấu kịch nói cả nước như: Nàng Sita; Hẹn ngày trở lại; Nếu anh không đốt lửa; Hồn Trương Ba da hàng thịt; Lời thề thứ 9; Khoảnh khắc và vô tận; Bệnh sĩ; Tôi và chúng ta; Người tốt nhà số 5; Ngọc Hân công chúa; Linh hồn của đá; Ông vua hóa hổ; Chiếc ô công lý; Ông không phải là bố tôi; Điều không thể mất; Lời nói dối cuối cùng…

Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh năm 1942, tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Nhà thơ Xuân Quỳnh bước đến với nghệ thuật với tư cách là diễn viên múa ở Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài. Từ năm 1962-1964, Xuân Quỳnh học Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó làm việc tại Báo Văn nghệ, Báo Phụ nữ Việt Nam.

Xuân Quỳnh đã in các tập thơ Tơ tằm - chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào, cát trắng. Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ…Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của chị. Cuộc tình và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã trở thành một sự kiện, hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam.

Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Nhà thơ Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng này năm 2017. Đây là cặp vợ chồng duy nhất của văn đàn Việt Nam cùng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

NSƯT Nguyễn Viết Chức rưng rưng tâm sự: “30 năm trước, tai nạn của gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ- Xuân Quỳnh là một sự kiện chấn động. Chúng tôi bàng hoàng, cả sân 51 Trần Hưng Đạo bàng hoàng, nhưng chúng tôi nén đau thương để lo lắng cho đám tang được vẹn toàn. Hàng ngàn người đã đến tiễn đưa gia đình 3 người thân yêu của chúng tôi. Bây giờ tôi vẫn nghĩ về mặt tâm linh, họ đến với cuộc đời như một thiên sứ, và họ rời bỏ chúng ta, lặng lẽ về thiên đường sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình".

Lưu Quang Vũ- Xuân Quỳnh đã thắp lên nguồn cảm hứng mãnh liệt mà tình yêu và tài năng của mình dành tặng cuộc đời trong quãng thời ngắn ngủi được sống, được yêu và được cống hiến./

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.