Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương: Ngôi sao sáng của nền Sân khấu Cách mạng Việt Nam

Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương:  Ngôi sao sáng của nền Sân khấu Cách mạng Việt Nam
(PLO) -   Thanh Hương – một nhà văn, một nhà viết kịch số 1 của Việt Nam đã có những đóng góp cho sân khấu kịch cách mạng nước nhà từ những vở kịch được mổ xẻ sâu về đời sống và con người trong mọi thời đại. Trong cuộc đời sự nghiệp của mình bà đã để lại cho sân khấu kịch Việt Nam hơn 30 kịch bản được diễn xuất trên sân khấu kịch Việt Nam.

Kịch nữ số 1 Việt Nam: Cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật Việt Nam

Tuy đã ở tuổi 80 nhưng nhà văn, nhà viết kịch Đặng Thị Thanh Hương - tác giả của hơn 30 kịch bản được diễn trên sân khấu kịch nói vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn đến với mọi người tại tọa đàm cùng gặp gỡ và giao lưu với mọi người trong khán phòng của Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhân dịp nữ tác giả tròn 80 tuổi, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đã tổ chức Tọa đàm “Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương - Cuộc đời và sự nghiệp”, vào sáng 19/8 tại Hội Nhà văn Việt Nam.

“Với những chức vụ cao quý trong Đảng càng khiến cho ngòi bút của bà mang tính chiến đấu cao hơn và luôn trong sạch với một tâm hồn nhân văn rộng mở. Là một nhà viết kịch có tới 30 tác phẩm được diễn trên sân khấu, in thành sách nhưng nhà viết kịch Thanh Hương vẫn luôn ấp ủ nhiều đề tài về xã hội, về con người, nhất là những con người đang bị xã hội đồng tiền làm tha hóa, biến chất, đôi khi còn mất hết tình người.
Tuy ở tuổi 80, tóc đã bạc nhưng nữ kịch Thanh Hương gần đây vẫn tham gia trại sáng tác của Hội Nhà văn ở Nha Trang và đã hoàn thành kịch bản “Đối mặt”, đề tài chống tham nhũng rất quyết liệt. Từ đó, góp phần vào cuộc đấu tranh chống quốc nạn tham nhũng mà Đảng ta đang phát động và thực hiện rất quyết liệt”.  

Nữ tác giả Thanh Hương sinh ra và lớn lên ở một làng quê tại huyện Diễn Châu – Nghệ An vào những năm cuối 1930. Lên 8 tuổi là khi cuộc cách mạng Tháng 8 thành công đã khơi dòng cảm xúc cho nữ tác giả đến với nghệ thuật Việt Nam.

Sau khi học hết trung học phổ thông, Thanh Hương ra Hà Nội học Khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp – một ngôi trường danh tiếng đã đưa nữ tác giả đến với nghiệp văn và trở thành nữ văn sĩ, nữ nhà văn chuyên viết kịch.

Nói đến kịch của Thanh Hương ai cũng phải say mê bởi kịch của bà được bao quát với phạm vi rất rộng, nhằm vào tất cả các đối tượng trong xã hội từ công nông, tầng lớp tri thức đến các nhà khoa học..., và hội tụ đầy đủ các tính cách của con người trong xã hội từ sang, hèn, cao thượng, đê tiện, đĩ điếm, nhân ái, tàn bạo,…

Từ đây cho thấy sự thấu hiểu và cảm thông của bà tới đời sống xã hội nên tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội đều được bà mổ xẻ một cách tỉ mỉ. Mỗi vở kịch của bà đem lại nhiều bài học quý giá cho con người bởi tính hướng thiện cao, trừ ác, nhân quả nhãn tiền và góp phần giáo dục con người hướng tới cái chân thiện mĩ.

Bên cạnh đó, nói về những tác phẩm của nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương, Giáo sư Hồ Sĩ Vịnh nhận xét: “Phần lớn những trang văn của Thanh Hương đều rất hấp dẫn và dễ gây xúc động cho người đọc. Bởi người viết đã có ý thức vượt ra khỏi khuôn sáo lý luận, dễ lặp lại người đi trước và nhàm chán, mà thiên về lối kể chuyện, tâm tình. Vì cuộc đời của chị - một tác giả nữ đã vượt qua bao nhiêu đèo dốc của núi rừng Trường Sơn và “đèo dốc” của cuộc đời làm mẹ, làm vợ để đến với sân khấu và gửi lại ở đấy nhiều hoài niệm có cả niềm vui và nỗi buồn, ngọt ngào và cay đắng vì chị mất chồng khi mới chỉ 32 tuổi, chị đã phải gửi 2 người con thơ của mình cho một người bạn để vượt qua núi rừng Trường Sơn và đến với sân khấu kịch cho đến ngày hôm nay”.

Công lao sáng tạo nghệ thuật của nữ tác giả Thanh Hương đều được công chúng hân hoan và được xã hội ghi nhận, tôn vinh và tri ân bằng hành loạt giải thưởng danh giá: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, Giải thưởng Văn học Đài tiếng nói Việt Nam, Giải thưởng Kịch bản Văn học Bộ Văn hóa Thông tin và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Giải thưởng Văn học Công nhân, Bằng Lao động sáng tạo năm 1985, Giải thưởng Văn học Hạ Long năm 1985, Giải thưởng Văn học Hồ Gươm năm 1986, Giải thưởng kịch bản Văn học Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm 1990, 2004, 2009 và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 2006 Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam,… Chính từ những đóng góp to lớn ấy của bà cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam nên bà được mệnh danh là kịch nữ số 1 của Việt Nam.

Bà Thanh Hương
Bà Thanh Hương

Chính khách hiếm hoi trong làng văn nữ Việt

Bên cạnh cuộc đời làm văn, viết kịch của bà để phản ánh đời sống hiện thực của con người trong xã hội thì Nhà văn, nhà viết kịch Đặng Thị Thanh Hương còn là một Đại biểu Quốc hội sáng giá của Việt Nam. Trong hai khóa liền bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX-X  vào các năm 1992-2002, đảm nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Đảng ủy viên Khối Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nữ kịch Thanh Hương, Giáo sư Hoàng Chương (Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc) chia sẻ: “Tôi thấy chị là một nhà văn, một Đại biểu Quốc hội có trình độ, có bản lĩnh, có trách nhiệm trước nhân dân không ngần ngại phê phán, chỉ trích những khuyết điểm, những yếu kém tiêu cực của mọi người trong mọi tầng lớp của xã hội”.

“Nghệ sĩ Thanh Hương mang tính cách cương trực, thẳng thắn của người con xứ Nghệ, cái sắc sảo chặt chẽ của người làm công tác quản lý và sự hào hoa, tinh tế của một người nghệ sĩ, dường như tất cả những tố chất đó đã hòa quyện và giúp bà tỏa sáng đầy bản lĩnh, trí tuệ trên nghị trường Quốc hội” – bà Hoàng Thị Hoa,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thay mặt phát biểu tại Tọa đàm về sự đóng góp tích cực của nghệ sĩ Thanh Hương. 

Tập truyện ký “Đi trong cuộc sống” của nhà văn Thanh Hương do NXB Hội Nhà văn đã phát hành và NXB Phụ nữ in lần thứ II, giúp người đọc “ngộ” ra nhiều điều còn chưa hiểu hết về nữ tác giả, đồng thời càng quý trọng, yêu mến nhân cách của nữ sĩ tài hoa trung thực này… Cũng trong truyện ký này người đọc còn được tiếp cận một mảng đời sống nữa của nữ chính khách Thanh Hương. Đó là những suy nghĩ về nhân sự, thời cuộc và những việc làm của chị ở nhiệm kỳ khóa IX, X Quốc hội.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.