Lê Minh Sơn – gã nhà quê buộc tóc đuôi gà

 Gã nhạc sỹ hiểu nhà quê hơn cả người nhà quê ấy thực ra lại thành phố hơn cả người thành phố. Sự mâu thuẫn nhưng xuất thần tạo nên một chân dung Lê Minh Sơn không thể lẫn vào đâu trong đời sống âm nhạc...

 Gã nhạc sỹ hiểu nhà quê hơn cả người nhà quê ấy thực ra lại thành phố hơn cả người thành phố. Sự mâu thuẫn nhưng xuất thần tạo nên một chân dung Lê Minh Sơn không thể lẫn vào đâu trong đời sống âm nhạc...

lms


 Sinh năm 1975, Lê Minh Sơn thuộc thế hệ nhạc sỹ trẻ của âm nhạc Việt Nam. Trước khi trở thành cái tên quen thuộc gắn liền với những ca khúc đến cả trẻ nhỏ cũng muốn nghêu ngao, người ta đã biết đến anh như một solist guitar nổi loạn trong một ban nhạc nổi loạn cùng những giai điệu Flamenco nóng bỏng.

Hình ảnh Lê Minh Sơn với mái tóc buộc túm, mắt mũi nhắm tịt, chả cần biết trời trăng gì nữa khi ôm đàn đủ cho thấy cá tính cũng như sự lạ lùng trong âm nhạc của anh. Chả thế mà khi lần đầu tiên ca khúc “Chuồn chuồn ớt” được “Thị Mầu” Ngọc Khuê lả lướt trong cuộc thi Sao Mai năm 2003 đã khiến cho khối người “choáng”, có người phải hỏi cho ra cái thằng cha Lê Minh Sơn là ai mà sáng tác “quái đản” thế.

Và rồi họ gặp Lê Minh Sơn, một gã non choẹt nhưng lý sự và “điên”. Rồi người nghe thích “chuồn chuồn ớt” mà không hiểu vì sao mình thích, chắc bởi nó đi ngược dòng với những kiểu âm nhạc họ đã được nghe từ trước đến nay. 

 Sau “Chuồn chuồn ớt” là cuộc “tổng tấn công” vào âm nhạc Việt của cái tên Lê Minh Sơn với hàng loạt các ca khúc thuộc dòng dân gian đương đại, nhạc nhẹ mà nhiều ca sỹ phải “bực mình” thốt lên rằng “không làm sao hát nổi” như “Bên bờ ao nhà mình”, “Đá trông chồng”, “Ơi, quê tôi”, “Cặp ba lá”, “À ý a”, “Người ở người về”, “Một khúc sông Hồng”, “Đàn cò”, “Nắng lên”… Ca khúc kén người hát nên nhiều người cho rằng Lê Minh Sơn chỉ sáng tác kiểu “đo ni đóng giày” cho một vài giọng hát đẹp, lạ và cá tính như Thanh Lam, Tùng Dương, Khánh Linh, Ngọc Khuê, Hà Linh.

lmd

Nói thế không sai nhưng có vẻ oan uổng cho anh bởi người ta vẫn có thể bắt gặp trong các đêm nhạc của sinh viên, những hội diễn quần chúng của nhiều địa phương, tỉnh, ngành có “Ơi ! quê tôi” hay “Người ở người về”.

 Nếu điểm danh những nhạc sỹ có bài hát được thí sinh chọn đi thi nhiều nhất trong cuộc thi Sao Mai những năm gần đây, chắc chắn Lê Minh Sơn đứng trong top đầu. Các thí sinh tin rằng với “độ khó đến mức phát sốt” như nhạc của anh thì ít nhiều họ cũng phải dành được giải “ấn tượng” hoặc “phong cách”.

Điều này đã được kiểm chứng bằng Ngọc Khuê, sau này là Hà Linh nhưng cũng không phải không có thí sinh phải ngậm ngùi chỉ vì “không biết lượng sức”.   Khán giả không phải ai cũng thích nhạc của Lê Minh Sơn nhưng đã thích thì khó thay đổi.

  Cái tên “gã nhà quê” gắn liền với Lê Minh Sơn dù anh là người thành phố chính hiệu. Chất quê trong âm nhạc của Lê Minh Sơn có sắc màu tươi sáng, ký ức tuổi thơ tròn đầy nhưng cũng có cả sự suy tư khắc khoải về số phận con người.

Nhạc Việt đang cần những người “rắc muối” kiểu Lê Minh Sơn. Hãy tin rằng anh vẫn đang sáng tạo dù anh đang lang thang đâu đó trên những cánh đồng hay đang tán gẫu đâu đó trong những quán xá hè phố. 

 Chương trình Con đường âm nhạc giới thiệu nhạc sỹ Lê Minh Sơn với tên gọi “Nét quê” sẽ đến với khán giả trực tiếp vào 21h00 ngày 4/7 trên sóng VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam với sự tham gia của các ca sỹ: NSƯT Thanh Lam, Trọng Tấn, Tùng Dương, Khánh Linh, Ngọc Khuê, Hà Linh, Hoàng Quyên. 

Bích Thu
 
 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.