Làm game lịch sử: Sáng tạo nhưng không được vượt ranh giới

(PLO) - Game về đề tài lịch sử khá hữu ích trong việc giúp các bạn trẻ có kiến thức về sử Việt, khơi dậy lòng tự hào Việt. Tuy nhiên, cạnh đó, nếu nhà sản xuất “làm lố” hoặc thiếu tôn trọng các nhân vật lịch sử, sẽ gây phản ứng ngược. 

Tạo hình “mát mẻ” cho nhân vật lịch sử

Thời gian này, “Sử hộ vương” đang là game gây nhiều sóng gió dư luận, không chỉ với những game thủ mà rất nhiều bạn trẻ cũng tham gia bình luận về việc tạo hình các nhân vật trong game. Lý do, “Sử hộ vương” đang là game lịch sử được cho hoành tráng và mới lạ nhất thời điểm hiện nay, với việc đưa rất nhiều nhân vật lịch sử việc vào board game (trò chơi cờ bàn – PV) sưu tập thẻ bài với lối chơi theo hình thức “gacha’’ (một kỹ thuật kiếm tiền được sử dụng trong nhiều trò chơi miễn phí – PV) mới mẻ.

Tuy nhiên, tâm điểm của tranh cãi chính là việc ê kíp của “Sử hộ vương” tạo hình một số nhân vật lịch sử quá đà, đặc biệt là nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Trong game “Sử hộ vương”, nữ sĩ Hồ Xuân Hương được tạo hình đầy tính “manga” (nhân vật truyện tranh – PV) với mái tóc bạch kim búi nửa, khoác hờ chiếc áo lụa để lộ “vòng 1” quá khổ hết sức hở hang và bộ trang phục này thiếu vải đến mức nhiều cư dân mạng bình luận là không biết ê kíp tạo hình có cho nữ sĩ… mặc quần hay không. Đó là còn chưa kể đến tư thế ngồi của nhân vật được cho là nữ sĩ Hồ Xuân Hương này. 

Không ngạc nhiên vì sao dư luận lại phản ứng mạnh đến thế. Bởi dù cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong lịch sử vốn được biết là người phụ nữ mạnh mẽ, phóng khoáng với tinh thần nữ quyền và những vần thơ táo bạo, pha lẫn giữa thanh và tục, thì việc tạo hình như thế cũng hết sức phản cảm.

Nhân vật Hồ Xuân Hương trong “Sử hộ vương” gây tranh cãi vì quá hở hang
Nhân vật Hồ Xuân Hương trong “Sử hộ vương” gây tranh cãi vì quá hở hang

Nhiều người cho rằng, tạo hình này không khác gì những bộ phim anime (phim hoạt hình của Nhật Bản – PV) 18+ gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. 

Bên cạnh tạo hình nữ sĩ Hồ Xuân Hương, việc tạo hình Lạc Long Quân, thuỷ tổ người Việt cũng gây ra nhiều tranh cãi. Là nhân vật có tính năng mạnh nhất trong game, Lạc Long Quân được xây dựng nửa người nửa rồng với các tính năng đặc biệt. Tuy nhiên, về ngoại hình, Lạc Long Quân cũng lại có mái tóc ngắn với hai màu bạc - tím, đường nét gương mặt và cơ thể của người phương Tây và biểu cảm khá “giang hồ”. 

Tuy rằng, hướng đi của game không phải bám sát toàn bộ lịch sử mà có sự phá cách với phong cách nửa cổ điển nửa hiện đại, cộng với các yếu tố huyền huyễn, nhưng thực sự, việc làm game lịch sử rất cần có sự cẩn trọng để nhân vật tuy được sáng tạo nhưng vẫn không được vượt ra ngoài ranh giới “thuần phong mỹ tục”, vì căn bản đây không phải các nhân vật trò chơi thông thường mà là những nhân vật lịch sử, có ý nghĩa và vai trò thiêng liêng với người Việt.

Dòng chảy game lịch sử

Bỏ qua một số chi tiết gây phản ứng vì chưa phù hợp, công bằng mà nói, “Sử hộ vương” là dự án game lịch sử đang được đánh giá cao. Đây là một trong những game Việt xây dựng một số lượng nhân vật lịch sử cực kì lớn, từ danh tướng, thi nhân: Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… cho đến cả những nhân vật trong truyền thuyết với dữ liệu đáng kinh ngạc và một nền tảng câu chuyện vững chắc.

Trong quá trình thực hiện, ê kíp sản xuất là những người trẻ đam mê game và cũng đầy tâm huyết với sử Việt đã tạo một cuộc thăm dò ý kiến, cũng như lấy ý tưởng đóng góp rộng rãi  của cư dân mạng về việc tạo hình cho mỗi nhân vật.

Trước “Sử hộ vương”, thực ra đã có không ít game được xây dựng trên nền tảng lịch sử Việt Nam, hoặc đưa nhân vật lịch sử vào game. Năm 2008, “Thuận thiên Kiếm”, game dã sử thuần Việt đầu tiên ra mắt đã gây một cú “bùng nổ” trong giới game Việt.

“Thuận thiên Kiếm” lấy bối cảnh loạn lạc thời hậu Lê (thế kỷ 15 - 16) dưới sự cố vấn của Phó Giáo sư Sử học Huỳnh Lứa và đạt danh hiệu “Game có cốt truyện Việt Nam xuất sắc nhất” và “Game Việt Nam có thiết kế đồ họa ấn tượng nhất” tại Hội chợ triển lãm về phần mềm và trò chơi điện tử ISGAF 2008. 

Tiếp sau đó, nhiều công ty khai thác game tại thị trường Việt Nam đã tìm cách đưa sử Việt vào trong các game đình đám, như việc nhà phát triển Việt điều đình với đối tác Trung Quốc đưa các danh tướng Việt (Đại Việt danh tướng) vào game Ngũ hổ tướng. 

Để rồi dựa trên những kinh nghiệm đã có, sau đó, hàng loạt game Việt có nhân vật lịch sử Việt ra đời, đi từ thô sơ đến kĩ thuật cao như “Vua thủ thành”, “Loạn đấu võ lâm” và mới nhất là “Huyết chiến thiên hạ”.

Có thể thấy, khát vọng tự hào Việt thông qua các dự án game lịch sử vẫn luôn nung nấu trong những nhà sản xuất, phát triển game Việt. Thật đáng trân trọng khi game không chỉ là câu chuyện về giải trí, kinh doanh mà còn là câu chuyện của những người luôn muốn toả lan giá trị sử Việt. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.