Chuyện tình nồng cháy đằng sau bức tượng biết đi ở Gruzia

Cứ vào 19h hàng ngày, hai bức tượng lại bắt đầu chuyển động, tiến đến gần nhau, bên nhau trong khoảnh khắc, đi qua nhau và lại xa nhau, cứ như vậy trong 10 phút cho đến khi cả hai hoàn toàn dừng lại. Ảnh: GeorgiaToday
Cứ vào 19h hàng ngày, hai bức tượng lại bắt đầu chuyển động, tiến đến gần nhau, bên nhau trong khoảnh khắc, đi qua nhau và lại xa nhau, cứ như vậy trong 10 phút cho đến khi cả hai hoàn toàn dừng lại. Ảnh: GeorgiaToday
Bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, Ali và Nino tìm đến với nhau và bị chia cắt bởi chiến tranh, trở thành nguồn cảm hứng cho bức tượng bên bờ biển ở Gruzia.
Bức tượng tình yêu Ali và Nino được xây dựng ở thành phố biển Batumi (Gruzia) dựa trên tác phẩm nổi tiếng cùng tên của tác giả người Azerbaijan mang bút danh Kurban Said. Tác phẩm xuất bản lần đầu vào năm 1937, dịch ra 37 ngôn ngữ và được tái bản gần 100 lần.
Tượng Ali và Nino ở Gruzia, một quốc gia Âu Á phía Đông biển Đen. Ảnh: Youtube
Tượng Ali và Nino ở Gruzia, một quốc gia Âu Á phía Đông biển Đen. Ảnh: Youtube
Câu chuyện kể về một người đàn ông trẻ ở Azerbaijan rơi vào lưới tình với công chúa Gruzia trong bối cảnh lịch sử của Thế chiến thứ nhất.
Ali Khan Shirvanshir là con trai nối dõi của một gia đình quý tộc theo đạo Hồi ở Azerbaijan, còn Nino Kipiani là công chúa xinh đẹp danh giá của Gruzia theo đạo Thiên chúa. Ali và Nino cùng sống tại thủ đô dầu mỏ của Azerbaijan, nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa. 
Bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, họ yêu nhau từ khi còn trẻ và Ali xác định bằng mọi giá lấy được Nino ngay khi cô rời trường.
Cho tới một ngày, Melik Nachararyan, một người bạn của Ali đã bắt cóc Nino. Để cứu người yêu, Ali cưỡi ngựa đuổi theo và giết chết Melik. Nino được tự do nhưng Ali phải bỏ trốn tới Daghestan để trốn thoát khỏi sự trả thù của gia tộc Nachararyan.
Nhiều tháng sau, Ali và Nino gặp lại nhau tại một thị trấn gần Makhachkala. Hai người ngay lập tức kết hôn và có một thời gian hạnh phúc ngắn ngủi trước khi cách mạng Nga bùng nổ. Sau đó, trong thời kỳ loạn lạc của chiến tranh, Ali và Nino phải trốn sang Iran để lánh nạn. 
Tại đây, Ali được nhắc nhở về nguồn gốc Hồi giáo của mình, gia nhập quân đội và tử nạn khi đứng lên bảo vệ quê hương. Nino cùng con gái sau đó quay lại trở lại Gruzia nhưng sống trong sự giam cầm và đau khổ đến chết nơi hậu cung.
Chiến tranh đã buộc họ phải xa nhau. Ảnh: Report.az
Chiến tranh đã buộc họ phải xa nhau. Ảnh: Report.az 
Cảm động trước câu chuyện tình yêu lãng mạn và đầy bi thương đó, một tác phẩm điêu khắc bằng thép mang tên “Tượng của tình yêu” ra đời trên đại lộ bên bờ biển Batumi, Gruzia do nghệ sĩ Tamara Kvesitadze chế tác. 
Đó là tượng của một người đàn ông và phụ nữ cao 7 m di chuyển đối diện, cứ xa nhau rồi lại nhập vào nhau trong 10 phút.
Ali và Nino là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thế kỷ 20, gợi lên tình yêu đam mê, nồng cháy giữa hai con người hoàn toàn khác biệt về văn hóa, tôn giáo, thậm chí bất chấp cả hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Ali và Nino chính là tượng đài ca ngợi tình yêu vĩnh cửu giữa con người với con người.
Tượng Ali và Nino nằm trong top những điểm đến nổi tiếng nhất Gruzia theo Trip Advisor.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.