24h thử làm ngư dân ở Cù Lao Chàm

Câu cá vặt là môn dễ chơi nhất cho du khách ở biển Cù Lao Chàm.
Câu cá vặt là môn dễ chơi nhất cho du khách ở biển Cù Lao Chàm.
(PLO) - Được thảnh thơi thả mình giữa biển khơi xanh mượt hay đơn giản là thưởng thức những con cá, con mực do chính tay mình câu được ngay trên thuyền là một cảm giác rất tuyệt vời. Những ai có dịp đến Cù Lao Chàm (TP.Hội An, Quảng Nam) và được hưởng trọn 24 giờ đồng hồ lênh đênh trên biển như một ngư dân thực thụ mới hiểu hết giá trị của những món quà từ biển khơi.
Xung quanh chỉ là sóng biển
Chúng tôi theo chân Câu lạc bộ câu cá Ông Lữ ở Đà Nẵng để ra Cù Lao Chàm. 6h sáng, chạy xe máy hơn 30km rời Đà Nẵng vào TP.Hội An. Mua mồi câu xong ở chợ Hội An, mọi người chạy thẳng ra cảng Cửa Đại, thuê ca nô ra Cù Lao Chàm rồi mới tiếp tục thuê thuyền ra khơi. Nhắc đến du lịch, ai cũng nghĩ rằng chuyến đi sẽ nhẹ nhàng và đầy thích thú. Nhưng du lịch kiểu này, không chỉ cần đam mê mà còn phải khỏe và biết chịu đựng.
Theo như lời anh Nguyễn Nhật Quân (SN 1985, hiện đang làm hướng dẫn viên du lịch): “Đối với mình, những tour du lịch đi đây đi đó đã quá nhàm chán và ám ảnh. Việc chọn một nơi thư giãn thoải mái là Cù Lao Chàm quả thực rất tuyệt. Cái không khí trong lành nơi đây cộng với niềm vui vỡ òa mỗi lần câu được con cá nào đó khiến  bao mệt nhọc khi làm việc ở đất liền được xóa sạch. Nhưng có một vấn đề đáng lưu ý, mình vốn quen với việc di chuyển và chưa bao giờ bị say xe, nhưng đặt chân lên thuyền vẫn thấy chuếnh choáng vì sóng biển”.
Anh Nguyễn Quang Vinh (SN 1984, bán quần áo ở Đà Nẵng, đã có hơn 10 lần đi câu biển) tâm sự: “Đây là chuyến đi câu biển ở Cù Lao Chàm cuối cùng của anh em trong năm nay, vì ngoài ngư dân chính thức ở bản địa, không  ai dám ra đây câu vào khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Sóng biển và dòng nước ở những tháng đó không dành cho người chơi “tay ngang”, thuyền có thể lật bất cứ lúc nào nếu mải mê câu mà không để ý đến độ dập của sóng”.
Đưa chúng tôi ra khơi lần này bằng con thuyền hàng ngày sinh sống, ông Hồ Văn Lên (SN 1959, còn gọi là ông Hai) chia sẻ: “Hôm trước có đoàn du khách ra đây, nghe giới thiệu màn câu biển xuyên đêm cũng hứng thú lắm, lên thuyền lúc 10h, câu đến 14h thì ai cũng say sóng, mệt lả rồi đòi tui chở vô đảo gấp”.
Hiện nay các tour du lịch tại Cù Lao Chàm vẫn có chương trình câu cá biển, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, du khách có khoảng 2 giờ đồng hồ để thử cảm giác lênh đênh trên biển câu cá từ 15h - 17h, vì đó là lúc sóng biển nhẹ nhàng nhất. Sau đó, du khách được đưa về các đảo để dựng lều cắm trại và sinh hoạt lúc đêm xuống. 
Bộ phụ kiện nhưng rất tốn kém của dân câu chính hiệu.
Bộ phụ kiện nhưng rất tốn kém của dân câu chính hiệu. 
Cần câu biển phải thuộc loại xịn
Trở lại hành trình, chúng tôi làm giá thỏa thuận tour câu biển 2 ngày 1 đêm, giá 1,5 triệu đồng, sau đó theo ông Hai lên thuyền nổ máy ra khơi. Tầm 9h sáng, biển vẫn còn nhẹ sóng, thuyền ra Mũi Nại câu cá vặt. Thời gian đi từ bến Cù Lao ra đến Mũi Nại mất 30 phút. 
Lúc đó anh Võ Lê Quân (SN 1993, hiện đang là sinh viên Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng) đang buông cần kéo trolling. Kéo trolling tức là tranh thủ lúc thuyền đang chạy với tốc độ vừa phải, người câu ở đằng sau thuyền buông cần câu bằng mồi giả. Dính câu ở môn chơi này thường là những loài cá khủng, đủ sức chạy theo con mồi, nhưng tỉ lệ thành công sẽ thấp vì vốn dĩ ở vùng biển Cù Lao Chàm, vào ban ngày rất thưa cá lớn.
Soạn 7 cần câu ra để lắp ráp và móc mồi vào lưỡi, anh Vinh chia sẻ: “Ba cần này là xịn nhất của mình, ở nhà mình có hơn 10 cái, dồn lại tiền đầu tư mua dụng cụ câu đã ngốn hết trên dưới 100 triệu. Cần cao giá nhất của mình là gần 20 triệu, chưa kể đến cước. Cước dùng cho cần này phải mất thêm mấy triệu nữa. Buôn bán được mấy đồng lẻ chứ đam mê là để dành tiền mua hết. 
Mỗi loại cần, câu mỗi loại khác nhau, dây cước và lưỡi câu cũng phân biệt rõ ràng theo từng loại cá mình nhắm đến, phức tạp đến nỗi mỗi loại cá lại có dạng mồi riêng. Chơi món này, nếu không đam mê theo đuổi thì sẽ khó chinh phục được những chú cá lớn!”. 
Nếu người bình thường, không rành về chuyện câu kéo mà nhìn vào những “báu vật” của anh Vinh cứ nghĩ nó cũng như những cần câu bằng tre, bằng trúc ở đất liền. “Cần câu hồ hoặc câu cá vặt thì không nói làm gì, vì cá nhỏ lúc ăn mồi chỉ cầm cần giật là được. Nhưng nếu đã dám ra đến biển mà vẫn còn dùng những loại cần đó thì chán lắm, câu cho có câu chứ không thể gọi là “săn” cá biển được. Xách cần ra đây anh em mình mang toàn những cần cao cấp mà thấy còn thua kém người ta nhiều. 
Có cái cần giá lên đến 50 triệu, đó là niềm mơ ước của dân câu, không phải ai cũng mua được, tiền không là vấn đề mà ở Việt Nam ít có “sân chơi” hợp với loại cần đó. Nhưng phải nói, ra Cù Lao Chàm, cần phải thuộc giá vài triệu mới thoải mái mà câu, chứ cần thường ra đây, thấy cá lớn mà không câu được thì cũng ức chế” – anh Lương Phúc Vinh (SN 1985) tâm sự.
Khoảng 10h40, nước ở Mũi Nại bắt đầu xuất hiện sóng mạnh, thuyền dập dềnh khiến người không quen không chịu nổi. Hai người say sóng mặc dù trước đó đã uống thuốc. Cá vặt câu trong khoảng hơn 1 giờ, chúng tôi thu được cá mú quạ, cá mú đỏ, cá sọ dừa, cá saki, cá mó vàng, cá rô đá, cá hề, cá róc vàng,… dồn lại cũng hơn nửa xô.
Ông Hai vốn là ngư dân đích thực, quen với việc câu cá bằng cần tre. Ban đầu, thấy “vũ khí” của ông mà ai trên thuyền cũng cười, cứ nghĩ rằng câu biển mà dùng cần tre thì câu sao được, đã vậy, ông còn không móc mồi và lưỡi câu, cứ thả xuống hên xui như vậy. Nhưng xui đâu không thấy, mỗi lần ông hô “Có cá” là tất cả các anh em ai cũng phải nhìn với ánh mắt thán phục, cá không dính 1 con mà đến 5-6 con saki một lượt. Cá saki ở Cù Lao mình nhiều lắm, không cần mồi, thả một lần 5-6 lưỡi xuống là dính hết, bởi loài này đi đâu là đi theo đàn, một con dính lưỡi trước thì mấy con khác cũng ùa theo.
Khi trên thuyền mọi người đều mệt vì sóng lớn, ông Hai bắt đầu cho thuyền chạy về cánh phía tây của Mũi Nại để tránh gió hướng Đông. Xác định qua cánh Tây thì sẽ câu được ít cá vì không đúng dòng nước từ biển Đông chảy vào, tất cả mọi người đều thư giãn, chuẩn bị cho bữa cơm trưa trên thuyền, để dành sức lực cho chương trình “giũ mực” chiều nay. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.