Vì sao hàng nghìn sổ đỏ nhà ở xã hội bị “om”?

(PLO) - Hàng chục công trình nhà ở xã hội (NƠXH) tại Hà Nội đã đưa vào sử dụng 3-5 năm, nhưng đến nay, chỉ có duy nhất một chủ đầu tư làm sổ đỏ cho dân. Hàng nghìn căn hộ còn lại vẫn đang bị “om” sổ đỏ.
Vì sao hàng nghìn sổ đỏ nhà ở xã hội bị “om”?

“Dài cổ” chờ sổ đỏ

Năm 2011, công trình NƠXH đầu tiên được đưa vào sử dụng.  Đến nay có 6 dự án đã đưa vào sử dụng với hàng nghìn căn hộ dân về ở nhưng vẫn trong tình trạng chờ sổ đỏ. Duy nhất một dự án chủ đầu tư làm sổ đỏ cho dân. Thực tế, chủ đầu tư khi xây NƠXH nhận được nhiều ưu đãi như: Miễn tiền sử dụng đất, vay ưu đãi..., nhưng giá nhiều NƠXH cao hơn giá nhà ở thương mại cùng khu vực.

Anh M.L đang sinh sống tại tòa No -10A Khu nhà ở xã hội Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) do Hanco 3 làm chủ đầu tư, kể: “Gia đình tôi về ở 3 năm, gần tới thời hạn để bán (sau 5 năm ở thì được chuyển nhượng – PV) nhưng chủ đầu tư chưa công bố thông tin gì về việc làm sổ đỏ. Trong khi đó, dự án ngay bên cạnh của chủ đầu tư khác đã làm xong sổ đỏ cách đây hơn một năm khiến cư dân bên này sốt ruột”.

Theo anh M.L, NƠXH Sài Đồng do Hanco 3 làm chủ đầu tư có giá tạm tính 12,7 triệu đồng/m2 (bao gồm VAT, 2% phí bảo trì) cao hơn giá nhà thương mại. “Tại thời điểm đó, nhiều nhà ở thương mại có giá 10 triệu đồng/m2 như: Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội), Kim Văn, Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội)... 

Thế nhưng, để được mua NƠXH, chúng tôi phải vất vả làm nhiều thủ tục giấy tờ. Ngoài ra, hiện cư dân đều phải đang “ăn” nguồn nước không đảm bảo do bể nước tòa nhà bị ô nhiễm. “Cảm giác chủ đầu tư như đem con bỏ chợ khi xây xong nhà và không có trách nhiệm gì với cư dân”, anh M.L nói.

Tương tự, hàng trăm hộ dân tại NƠXH đầu tiên Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) do Cty CP Bê tông và Xây dựng Xuân Mai (Vinaconex Xuân Mai) làm chủ đầu tư đã chờ đợi gần 5 năm vẫn chưa được làm sổ đỏ. Bà Nguyễn Nga, cư dân tòa nhà cho hay: “Lúc gia đình tôi mua nhà chưa có gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng nên phải vay mượn khắp nơi. Tôi rất mong có sổ đỏ sớm để vay ngân hàng nhưng càng mong càng chẳng thấy đâu”.

Ngoài dự án NƠXH Ngô Thì Nhậm, Vinaconex Xuân Mai còn làm chủ đầu tư dự án NƠXH Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội). Một cư dân ở tòa nhà này cho biết: “Dự án không chỉ chậm làm sổ đỏ mà còn thiếu hạ tầng như chợ, trường học... khiến sinh hoạt của cư dân rất khó khăn. Chúng tôi đã phải chấp nhận mua giá cao hơn giá nhà thương mại, nhưng nếu cứ khất lần việc làm sổ đỏ sẽ khiến nhiều cư dân rời khỏi khu này”.

Ham lãi nên chưa quyết toán?

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Duy Phong-Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, trước đây, quyết toán giá NƠXH do liên sở cùng làm như: Sở Tài chính, Sở Xây dựng. Vì vậy, thủ tục quyết toán cho giá NƠXH còn chậm. Nay, UBND thành phố Hà Nội vừa giao cho Sở Xây dựng đảm nhận để đẩy nhanh việc quyết toán giá cho NƠXH. “Về nguyên tắc, giá NƠXH quyết toán không được cao hơn giá tạm tính. Nếu giá thấp hơn, chủ đầu tư phải trả lại tiền cho người dân”, ông Phong nói.

Trong khi đó, ông Trần Văn Can, Chủ tịch HĐQT Handico 5 (Chủ đầu tư NƠXH No 11A và No 12-2 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Chúng tôi đã làm sổ đỏ cho 412/420 căn hộ cho cư dân. Số còn lại do cư dân không có nhu cầu và không có mặt tại tòa nhà khi chúng tôi triển khai hàng loạt. 

Sở dĩ chúng tôi làm nhanh bởi công ty chấp nhận quyết toán thấp hơn giá thành để cư dân được lợi. Nhiều chủ đầu tư vì lợi nhuận nên chưa dám quyết toán giá thành để làm sổ đỏ”. Ông Can cho biết thêm, một dự án thi công kéo dài 2- 3 năm có khả năng trượt giá. Trong khi đó, giá NƠXH chỉ là tạm tính nên khó tránh khỏi việc nâng giá khi quyết toán.

Còn ông Nguyễn Văn Đa, Phó Giám đốc Cty Vinaconex Xuân Mai lý giải việc chậm làm sổ đỏ cho cư dân do lỗi của cả chủ đầu tư và cơ quan chức năng. “Đối với dự án NƠXH Ngô Thì Nhậm, chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ gửi cơ quan chức năng để quyết toán giá, có thể đến cuối năm nay sẽ hoàn thành việc này và sang năm 2016 mới có thể làm thủ tục cấp sổ đỏ. Còn dự án ở Kiến Hưng, việc chậm quyết toán và đến nay chưa có giá chính thức cũng là do thay đổi quy hoạch nên dự án đến nay vẫn chưa có quyết định giao đất. Thiếu giấy tờ nên chủ đầu tư cũng chưa thể hoàn thiện các thủ tục làm sổ đỏ cho người dân được”, ông Đa nói.

Đại diện chủ đầu tư NƠXH Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, đã gửi hồ sơ lên Sở Xây dựng quyết toán và chờ UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. “Chúng tôi quyết toán bằng giá tạm tính. Dù có muốn làm nhanh sổ đỏ cho dân cũng phải chờ cấp trên phê duyệt nên mất nhiều thời gian”, vị này nói.

Theo ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội), UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu sở khẩn trương thẩm định giá bán, giá cho thuê dự án NƠXH đã đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thanh lý hợp đồng mua bán. Hiện, Sở Xây dựng đang trong quá trình rà soát để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua NƠXH.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.