Ác mộng "suất ngoại giao"

(PLO) - Được chủ đầu tư quý hóa tặng cho một suất ngoại giao, sau một thời gian đôn đáo tìm người mua, anh Hải rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" bán không xong mà trả lại cũng không được vì đã trót đóng tiền cọc. Nếu như trước đây Suất ngoại giao hái ra tiền thì nay trở thành ác mộng với không ít người.

Suất ngoại giao được rao bán nhiều trên các trang mạng
Suất ngoại giao được rao bán nhiều trên các trang mạng
Lao đao vì suất ngoại giao
Vì có mối quan hệ khá thân tình với một chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp ở Cầu Giấy, anh Hải (trưởng phòng một công ty xây dựng) đã được tặng một suất ngoại giao với chiết khấu lên tới 5%. Theo lời đường mật của chủ đầu tư thì dự án được đánh giá khá "hot" trong khu vực nên chắc chắn sẽ hút khách ngay lần mở bán đầu tiên. Đấy còn chưa kể tới việc, dự án sẽ bán theo kiểu nhỏ giọt nên sẽ tạo sóng cho thị trường. Theo đó, những người có suất ngoại giao sẽ có cơ hội kiếm lời.
Đi kèm với lời quảng cáo hấp dẫn ấy, những người mua suất ngoại giao phải chịu một điều khoản ràng buộc, tức là sẽ phải đặt cọc 50 triệu đồng cùng với cam kết người mua thứ cấp sẽ không được phép mua đi bán lại trong vòng 6 tháng tiếp theo.
Được ưu ái tặng suất ngoại giao nên anh Hải vội vay tạm tiền người quen để thực hiện phi vụ làm ăn. Tại ngày đầu tiên mở bán, số lượng người mua đông nghịt nên anh cũng phấn khởi và hy vọng sẽ kiếm được tiền từ mối quan hệ này. Bởi tiền chênh căn hộ ngày mở bán ở thị trường thứ cấp lên tới hàng chục triệu đồng. Nhẩm tính sơ sơ nếu bán luôn căn hộ ngoại giao, tính cả tiền chênh và tiền được chiết khấu anh Hải có thể bỏ túi cả chục triệu đồng. Vì vậy, anh Hải cố giữ chờ giá lên cao sẽ chốt lời.
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, giá căn hộ dự án đã hạ nhiệt. Do không đoán trước thị trường, anh Hải rơi vào tình thế khó xử. Suất ngoại giao chỉ được giữ trong vòng 3 tháng, trong khi tiền đặt cọc ở chủ đầu tư khó có thể rút ra được mà căn hộ thì khó bán. Không còn cách nào khác, để lấy tiền của mình về nên anh Hải trở thành một nhân viên "cò" đất, anh lên khắp các trang mạng rao bán căn hộ.
Nhưng điều khiến anh Hải giật mình là không chỉ riêng anh mà rất nhiều nhân viên khác trong công ty và đối tác cũng được tặng suất ngoại giao, có người còn được chiết khấu cao hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp mua trực tiếp của sàn còn được ưu đãi. Do vậy, căn hộ anh rao bán cũng không được nhiều người quan tâm.
Do nguồn cung căn hộ tăng mạnh nên suất ngoại giao không hề dễ bán
Do nguồn cung căn hộ tăng mạnh nên suất ngoại giao không hề dễ bán 
Suốt một tháng lang thang khắp các sàn và nhờ cậy nhân viên môi giới thì cuối cùng anh Hải cũng đã giải quyết được “của nợ” suất ngoại giao. Lấy được số tiền đặt cọc về cũng may anh còn lời được 5 triệu đồng. Anh Hải tậm sự, đúng là của cho là của nợ.
Suất ngoại giao đã hết thời
Tương tự anh Hải, anh Tùng, nhân viên một công ty tư vấn tại quận Thanh Xuân cũng được một chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp ưu ái tặng một suất ngoại giao. Anh cho biết, chủ đầu tư hứa  sẽ chiết khấu cho anh 3% nếu mua căn hộ hoặc anh có thể tìm khách bán lại để hưởng số tiền này. Nhẩm tính một căn hộ giá khoảng 2 tỷ đồng thì anh Tùng sẽ có 60 triệu đồng.
Bỗng dưng có được "miếng bánh ngon" từ chủ đầu tư nên anh Tùng cũng nuôi hy vọng. Nhưng thực tế là anh chỉ biết mình có suất đó chứ mờ tịt thông tin cụ thể về căn hộ. Anh đã làm việc với nhân viên của sàn để chia mức chiết khấu nếu bán được. Phía đại diện chủ đầu tư đã hứa sẽ giải quyết sớm cho anh căn này.
Vậy mà, sau gần nửa năm dự án mở bán hết tòa này tới tòa kia, nhưng mỗi lần gọi điện tới sàn hỏi về căn hộ của mình thì chủ đầu tư đều trả lời "đang hết sức cố gắng". Trong khi đó, anh Tùng không có nghiệp vụ và quan hệ nên không thể tự bán được căn hộ này.
Theo anh Tùng, mấy suất ngoại giao giờ có cũng như không. Mới nghe thì "oách" đấy nhưng quả thực rất khó nuốt. Thời điểm này, việc bán nhà không hề dễ chút nào.
Đại diện một chủ đầu tư ở Hà Đông tiết lộ, mỗi đợt mở bán số lượng suất ngoại giao cũng lên tới hàng chục căn. Tuy nhiên giờ đây, chủ đầu tư cũng “khôn” khi đưa ra nhiều điều kiện ràng buộc, đấy là chưa kể tới không ít suất ngoại giao lại rơi vào những căn hộ loại to và vị trí không đẹp. Vì vậy, chỉ những người có nhu cầu mua để ở mới thấy được giá trị của những căn hộ này, trái lại, đối với các trường hợp nhu cầu đầu tư lướt sóng không dễ dàng.
Vị giám đốc cho hay, để giữ mối quan hệ vẫn có suất ngoại giao nhưng tỷ lệ bán được những suất căn hộ này như ngày xưa thì rất ít. Chỉ có các dự án căn hộ giá rẻ như chung cư của ông Thản mới kiếm lời được.
Nếu như trước đây, suất ngoại giao được giới đầu tư ví như vớ được tiền bởi chỉ cần mối quan hệ có được suất mua này thì có thể kiếm được chục tới hàng trăm triệu đồng. Hơn nữa, chỉ những đối tác thân tình với chủ đầu tư mới có được đặc quyền ưu đãi như vậy. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS giảm nhiệt như hiện nay, các căn hộ cao cấp đua nhau mở bán thì việc lướt sóng những căn hộ ưu đãi như vậy không phải là điều dễ dàng.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.