Từ khóa: #thế kỷ

Điều gì khiến cụ ông bất chấp đàm tiếu 'làm bạn' với khu mộ giữa đồng?

Vườn cây và hoa do ông Tuân trồng ở khu lăng.
(PLO) - Đã qua 284 năm tồn tại với 29 năm mang danh Di tích cấp tỉnh và 14 năm giữ danh Di tích văn hóa-nghệ thuật cấp Quốc gia… đến hôm nay vẫn hầu như chẳng ai biết về khu lăng đá và cuộc đời của vị Quận Vân - Đỗ Bá Phẩm đang tồn tại ở Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội. Cũng ở khu lăng mộ đá đẹp đẽ ấy, còn có một ông già 88 tuổi, với hơn 20 năm tình nguyện trông coi di tích cũng đã, đang bị người đời quên lãng.

Diện mạo mới ở vùng đất vua

Lễ hội Lam Kinh.
(PLO) - Người xứ Thanh không nói “đến” Lam Kinh mà nói “về” Lam Kinh. Bởi đây là sự trở về với nguồn cội, với nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 10 năm “nếm mật nằm gai”, với kinh đô tưởng niệm của dòng họ đế vương có công bình Ngô giữ nước. Đây cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua và vương hậu triều Lê Sơ, vương triều hưng thịnh nhất lịch sử nước Nam.

Độc đáo triển lãm chào đón Nhật hoàng ở Huế

Triển lãm đa phần trưng bày các đồ vật quý hiếm bằng sứ
(PLO) - Để chào đón chuyến thăm lịch sử của Nhật hoàng đến Cố đô Huế vào ngày 3/3 sắp tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng lịch sử Quốc gia đã tổ chức triển lãm với chủ đề “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử”tại bảo tàng Cổ vật Cung đình.

Người gác Âm linh tự đã về với các hùng binh Hoàng Sa

Cả đời cụ Đạt cần mẫn sưu tầm nhiều tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
(PLO) -Ngày 19/2, hàng nghìn người dân đã có mặt ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) tiễn đưa cụ Võ Hiển Đạt - “ông đồ Hoàng Sa” về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trong suốt cuộc đời của mình, cụ Đạt liên tục mày mò, nghiên cứu học chữ Hán, cần mẫn sưu tầm nhiều tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. 

Phan Châu Trinh và án giam đất Côn Lôn

Đám tang cụ Phan Châu Trinh
(PLO) -Là một trong những nhà chí sĩ có uy tín lớn với quốc dân trong thời gian đầu thế kỷ XX, có khả năng hô hào, tập hợp ức vạn người tin theo đường lối cứu nước của mình, thế nên, không ngạc nhiên khi cụ Phan như con tàu luôn muốn bơi ra biển khơi, nhưng kẻ thù thì tìm mọi cách tạo sóng lớn để ngăn trở, neo giữ cụ lại. 

Chuyện ly kỳ ở làng giếng cổ

Chuyện ly kỳ ở làng giếng cổ
(PLO) - “Đình không xà, trong làng có 73 cái giếng”. Đó là câu nói dân gian về quê mình mà từ đứa trẻ lớp 1 cho đến ông bà lão 80-90 tuổi ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội đều thuộc. Một điều ít ai có thể ngờ rằng những cái giếng cổ ở Yên Sở hiện nay có tuổi đời ngót 12 thế kỷ và mang trong mình nhiều câu chuyện lạ kỳ của ngày xưa và cả ngày nay.

Kỳ công rước tượng Phật Ngọc lớn nhất thế giới lên chùa trên núi

Kiến trúc chùa Đại Tuệ trên đỉnh núi Đại Huệ
(PLO) -Hành trình đưa tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới (gọi tắt là tượng Phật Ngọc) nặng 4,5 tấn lên ngọn núi cao nhất của dãy Đại Huệ (Nam Đàn, Nghệ An), nơi có chùa Đại Tuệ vô cùng vất vả. Con đường độc đạo lên chùa một bên là vực sâu thăm thẳm, bên còn lại là vách núi cao, đường đi ngoằn ngoèo, dốc thẳng đứng, sương mù bao phủ. 

Ngày mới trên vùng đất khó

Một góc Quảng Uyên
(PLO) - Tôi lên Cao Bằng đã mấy lần, vậy mà mỗi dịp ghé thăm lại một lần ngạc nhiên về sự đổi khác của vùng đất này. Lần này cũng vậy, sau khi “nghe lỏm” được từ đồng nghiệp về sự chuyển mình của mảnh đất Quảng Uyên, tôi tò mò ngược các cung đường quanh co mong có thể mục sở thị những câu chuyện lạ kỳ bên chân đèo Mã Phục, thấy được người con dân tộc Tày, Nùng cần cù chinh phục đất cằn thành một dải trù phú, phát triển “công nghiệp không khói” giữa xứ núi điệp trùng mây phủ.

Đi tìm màu dó điệp

Nụ cười đã trở lại trên gương mặt của cụ Trần Văn Thêm - người mang thân phận bị can 46 năm
(PLO) - Tháng Chạp mà nắng vàng như những vạt cải nở sớm bên bãi bồi sông Đuống, chúng tôi về xứ Kinh Bắc đi tìm màu dó điệp – đi tìm những thứ màu lấp lánh như ngọc trai, nhưng lại khiêm nhường ẩn mình sau lớp giấy thô nháp, sần sùi, như những cuộc đời tốt đẹp đang ẩn sau những tất bận, ồn ã của cuộc sống…

Chợ phiên 500 năm nhộn nhịp ngày Tết

Chợ phiên 500 năm nhộn nhịp ngày Tết
(PLO) - Trong tiết trời 30 Tết đổ nắng nhẹ ấm áp sau nhiều ngày mưa rét. Chợ phiên Cam Lộ (Quảng Trị) trở nên sầm uất nhộn nhịp hẳn lên với người mua kẻ bán tấp nập trong ngày cuối cùng của năm. Đây là ngôi chợ có bề dày 5 thế kỷ, lời ca dao cứ văng vẳng trong tôi mỗi khi nhớ đến chợ phiên này: “Năm ngày một buổi chợ phiên/Không đi thì lỡ lời nguyền với em”.

Bài sấm ký diệu kỳ trên cây gạo cổ

Thiền sư Vạn Hạnh
(PLO) -Mặc dù lời sấm và hiện tượng sấm truyền trong dân gian chỉ được giải sau khi sự việc đã xảy ra nhưng thực hư về sự tồn tại của những lời truyền này cũng đã và đang trở thành một di sản văn hóa tín ngưỡng độc đáo, đáng tự hào của dân tộc Việt.

Bí ẩn hang giấu 70 gánh vàng ở miền sơn cước

Ông Nông Văn Phù đang kể về những chuyện xung quanh hang được cho là chôn giấu 70 gánh vàng.
(PLO) - Hang Ngườm Kim nằm ngay chân núi Kha Mạ ở xóm Bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) từ lâu đã nổi tiếng với câu chuyện vị địa chủ dân tộc Tày chôn giấu 70 gánh vàng trong lòng núi.

Vì sao mọi người thích nâng cốc chúc mừng Năm mới?

Vì sao mọi người thích nâng cốc chúc mừng Năm mới?
(PLO) - Tập đoàn Diageo vừa công bố một nghiên cứu toàn cầu phân tích rõ hình thái đón chào lễ hội hiện đại và thể hiện tầm quan trọng đang và sẽ tồn tại của một truyền thống lâu đời hàng thế kỷ: Nâng cốc chúc mừng vào dịp cuối năm. 

Về Thổ Hà nghe chuyện 'nghề chơi 4 ngón'

Một góc Thổ Hà.
(PLO) - Nhắc đến Thổ Hà, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) người ta thường mường tượng ra ngay một ngôi làng cổ với một quần thể kiến trúc, văn hóa hết sức độc đáo. Nhưng đấy  là cái “bề nổi” mà hẳn ai cũng biết. Kỳ thực, trên vùng đất cổ này còn lưu truyền không ít câu chuyện kỳ thú về thú “chơi 4 ngón” – chọi gà.