Từ khóa: #hủ tục

Những hủ tục đáng sợ dần xóa bỏ

Xây dựng đời sống văn hóa mới là cách thức xóa bỏ hủ tục lạc hậu hữu hiệu. Ảnh internet
(PLVN) - Hiện nay, những quan niệm, hủ tục lạc hậu còn tồn tại dai dẳng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Điều này phần nào đó tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe, tâm lý người DTTS. Trong đó đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là phụ nữ và trẻ em gái.

Còn đó “lời ru buồn” nơi đại ngàn

Những người mẹ “nhí” kết hôn từ năm 14 - 16 tuổi, lần lượt từ trái qua phải: Rơ Lan Tiếp, Rơ Lan Hằng và Rơ Lan Huỳnh, buôn Ma Giai - Krông Pa.
(PLVN) - Những năm qua, mặc dù có nhiều nỗ lực đẩy lùi tảo hôn nhưng ở nhiều buôn làng Gia Lai, vì nhiều lý do tình trạng các bố mẹ nhí ở tuổi 14 - 15 vẫn không là chuyện hiếm.

Nỗ lực bài trừ hủ tục

Các hộ dân ký cam kết không để con em trong gia đình tảo hôn, hôn nhân cận huyết, ảnh: baohagiang
(PLVN) - Nhờ chỉ đạo quyết liệt, cách thức thực hiện đúng đắn, xã Lũng Cú (huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang) đã trở thành điểm sáng bài trừ hủ tục.

Ngọn đèn dẫn đường cho đồng bào K'Ho ở bản Xoan

Ngọn đèn dẫn đường cho đồng bào K'Ho ở bản Xoan
(PLVN) -  Giản dị, chân chất nhưng người phụ nữ dân tộc K’Ho này là người mẹ vĩ đại giữa núi rừng đại ngàn với tấm lòng vị tha vô bờ bến. Không con cái, bà K’Hiếu đã cưu mang 9 đứa trẻ bị bỏ rơi từ lúc đỏ hỏn, nuôi nấng khôn lớn rồi dựng vợ, gả chồng, chia đất làm nhà. Bà còn là người vận động dân bản từ bỏ hủ tục, phát triển kinh tế.

Ngăn chặn, xóa bỏ các biến tướng của tục “kéo vợ”

Ngăn chặn, xóa bỏ các biến tướng của tục “kéo vợ”
(PLVN) -  Vấn đề trên được ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh tại Tọa đàm “Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa, bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ” ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số” diễn ra chiều 22/4.

“Kéo vợ” từ góc nhìn của thanh niên người H’Mông

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sau khi mạng xã hội “dậy sóng” với video một thanh niên đang cố “kéo vợ” bất chấp sự phản đối của cô gái, nhiều ý kiến cùng bức xúc cho rằng đây là hủ tục cần xóa bỏ, thậm chí xa hơn nữa có những bình luận mang tính chất kỳ thị, định kiến với cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và người H’Mông nói riêng.

Thầy mo - người giữ hồn của bản làng

Thầy mo Lương Xeo Coóng kiểm tra tế cụ trước khi hành lễ.
(PLVN) - Khi những hủ tục đã dần lùi vào dĩ vãng, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, thầy mo có vai trò như là người am hiểu sâu sắc nhất đối với văn hóa, phong tục của vùng. Họ trở thành những người chủ tế, phụ tế trong các nghi lễ quan trọng của bản làng.

Cơn ác mộng mang tên “Thanh lọc tình dục” đối với các cô gái Malawi

Cơn ác mộng mang tên “Thanh lọc tình dục” đối với các cô gái Malawi
(PLVN) - Tại nhiều quốc gia Châu Phi, điển hình trong đó là Cộng hòa Malawi, phong tục quan hệ tình dục như một nghi lễ thanh lọc sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, sau khi góa bụa hoặc phá thai được coi là chuẩn mực đánh giá đối với phụ nữ. Bất chấp những tổn thương về thể xác và cả tinh thần, nghi thức vô nhân đạo này vẫn hàng ngày diễn ra tại nhiều vùng tại Malawi. 

Đấu tranh "khai tử" hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ tại Kenya

Thiếu nữ Kenya.
(PLVN) - Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Cộng hòa Kenya bao gồm cưỡng hiếp, bạo lực gia đình, cắt bộ phận sinh dục nữ (FGM) và tảo hôn. Những bất công này xuất phát từ quan niệm về văn hóa, tôn giáo đã ăn sâu cả ngàn năm tại quốc gia Châu Phi này. Bởi vậy, mặc cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của Chính phủ, phụ nữ Kenya vẫn phải chịu nhiều bất công.

Bộ luật mới thổi làn gió mới nữ quyền giúp hàng triệu phụ nữ Sudan thoát hủ tục

Sắp có làn gió mới nữ quyền cho Sudan.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sudan là Nasr al-Din Abdel-Bari mới đây thông báo Hội đồng Bộ trưởng của Chính phủ nước này sẽ thông qua đạo luật hình sự về thủ tục cắt âm vật nữ. Tuy nhiên, bên cạnh những người tỏ ra vui mừng trước khả năng một hủ tục sẽ được xóa bỏ, có không ít lo ngại rằng đạo luật mới vấp sẽ không thể phát huy được hiệu quả như mong muốn do vấp phải cản trở từ phong tục và truyền thống.

Hủ tục tảo hôn, đẻ tại nhà: Bao giờ chấm dứt???

Nhiều thiếu nữ vùng cao đã trở thành người mẹ của một vài đứa con. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tảo hôn, đẻ tại nhà - những hủ tục ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn đang diễn ra trong thời đại @. Tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số đã tác động tiêu cực đối với cá nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tâm, sinh lý, giống nòi, gây hậu quả rất xấu: tai biến, tử vong cho bà mẹ và trẻ em.

Bác sĩ phá bỏ hủ tục “vượt cạn” giữa rừng

Để phục vụ việc chữa bệnh cho bà con dân bản, bác sỹ Thiện còn trồng rất nhiều cây thuốc nam trong khuôn viên trạm xá
(PLVN) - Hơn hai thập niên gắn bó nơi rừng sâu núi thẳm, bác sỹ Trịnh Đức Thiện - Trưởng Trạm Y tế xã A Vao (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) không chỉ khám, chữa bệnh cho bà con, mà còn tuyên truyền vận động người dân đẩy lùi những hủ tục và là điểm tựa “tiếp sức” cho  học sinh nghèo ở rẻo cao viết lên giấc mơ dung dị giữa đời thường.

Đến Gia Lai xem chia của cho… người chết

Bà Rơ Châm H' Plur bên ngôi mộ của chồng ở làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Nhà mồ nơi đây được đổ bê tông cốt thép khá vững chắc, trang trí rất kỳ công, thường xuyên được lau dọn vệ sinh sạch sẽ, có cửa khóa cẩn thận, có rào chắn sắt thép kiên cố; xây dựng bằng những vật liệu đắt tiền như thép không gỉ, inox, đá hoa cương, ngói vảy cá chép... Trông “ngôi nhà”, bên mỗi ngôi mộ, có rất nhiều cổ ghè, miệng ché, cán cuốc, cán dao, thậm chí có cả những tay ga xe máy trồi lên mặt đất.

Năm 2025, tăng ít nhất 2,5 lần thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu số

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, chiều nay (18/9), Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021- 2025.

Ngược bến sông Giăng

Bí thư Huyện ủy cùng già làng trưởng bản thực hiện lễ cúng cầu mong bình an nơi vùng đất mới để người dân nhập trạch.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng 7/2019, xen lẫn trong chộn rộn là những hồi hộp, lo âu, là niềm mong ngóng, hi vọng của bà con Đan Lai về nơi ở mới. Đó là 75 nhân khẩu/22 hộ dân người Đan Lai ở bản Búng và Cò Phạt vùng lõi đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn đến khu tái định cư Bá Ha-Kẻ Tắt (xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An),  sau bao nhiêu năm chờ đợi…

Nữ sinh viên xứ Nghệ chống lại tục 'bắt vợ' để tiếp tục học

Các thầy cô tuyên truyền cho các nữ học sinh để các em tránh tục bắt vợ sau mỗi dịp Tết.
(PLVN) - Đối với nhiều trường học ở miền núi tỉnh Nghệ An, cứ sau dịp Tết Nguyên đán, thầy cô lại canh cánh nỗi lo “mất” học sinh vì tục “bắt vợ”. Câu chuyện dưới đây là một bài học để những bạn trẻ mạnh dạn đứng lên chống lại hủ tục, thay đổi tương lai.