Từ khóa: #UNCLOS 1982

Đưa quan hệ Việt Nam – Hy Lạp lên tầm cao mới

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Hai lãnh đạo nhấn mạnh việc hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam – Hy Lạp lên tầm cao mới, đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, phát huy những thế mạnh bổ sung cho nhau giữa hai nước, quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, đồng thời hợp tác chặt chẽ, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Covid-19 làm quan hệ giữa các nước lớn xấu đi ở Biển Đông

Các đại biểu tại hội thảo.
(PLVN) - Tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 “Duy trì hòa bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” ngày 16/11, nhiều ý kiến cho rằng tuy khó tìm được mối liên hệ trực tiếp giữa đại dịch Covid-19 và diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, song Covid-19 làm cho quan hệ giữa các nước lớn xấu đi ở Biển Đông, nhất là quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung.

Nhật Bản ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.
(PLVN) - Nhật Bản khẳng định ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).    

Hàn Quốc hỗ trợ gói thiết bị, vật tư y tế 5 triệu USD giúp các nước ASEAN

Hình ảnh tại hội nghị.
(PLVN) - Tổng thống Hàn Quốc khẳng định sẵn sàng chung tay cùng ASEAN vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, công bố đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN ứng phó dịch bệnh COVID-19; hỗ trợ gói thiết bị, vật tư y tế 5 triệu USD giúp các nước ASEAN, ủng hộ ASEAN triển khai Khung phục hồi tổng thể và nỗ lực nối lại hợp tác thương mại, đầu tư thông qua tạo thuận lợi đi lại giữa ASEAN và Hàn Quốc. 

Việt Nam hoan nghênh lập trường về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại họp báo.
(PLVN) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc 3 nước châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức mới đây đã cùng gửi công hàm tới Liên hợp quốc bày tỏ lập trường chung về các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 1/10.

Việt Nam chia sẻ thẳng thắn quan ngại về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ thẳng thắn quan ngại về những diễn biến phức tạp, vụ việc nghiêm trọng xảy ra thời gian trên Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc (UNCLOS 1982), vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm gia tăng căng thẳng và gây phương hại tới hoà bình, an ninh trên Biển Đông.

Các nước Đông Á bày tỏ quan ngại về diễn biến ở Biển Đông gần đây

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Hội nghị.
(PLVN) - Các nước bày tỏ quan ngại về diễn biến trên thực địa gần đây, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh và thượng tôn pháp luật trong khu vực; nhấn mạnh cần thúc đẩy đối thoại và tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hoá, không sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. 

Khai mạc Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông

Quang cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 6/11, Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Hợp tác vì hòa bình và phát triển tại khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam (VLA) và Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội. Dự Hội nghị có hơn 250 đại biểu là quan chức, nhà khoa học, chuyên gia, học giả...