Từ khóa: #Người Mường

Bí ẩn Mo Mường niên đại hàng ngàn năm

Thầy Mo Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Minh và nghệ nhân Bùi Văn Hải thực hiện nghi lễ diễn xướng Mo Mường tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Sẽ ra sao nếu tới đây Mo Mường được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như Hát Xoan, Quan họ? Khi đó liệu những đám ma người Mường có trở thành những sản phẩm du lịch để khách tham quan sẽ chĩa ống kính máy quay, máy ảnh vào thầy mo, vào đám ma? Những câu hỏi này đặt ra vấn đề, làm sao để bảo tồn nhưng không được làm mất đi bản sắc dân tộc của di sản văn hóa...

Thầy mo - "linh hồn" của xứ Mường999

Thầy mo - linh hồn của người Mường.
(PLVN) - Trong đời sống văn hóa dân gian Mường, thầy mo là người có khả năng giao tiếp với các thế giới ngoài thế giới người sống, bằng hành động mo tổ chức thành nghi lễ. Thầy mo là yếu nhân có vai trò “thông quan” với những lực lượng siêu nhiên mà con người tin rằng có liên quan đến cuộc sống của họ thông qua việc ông là người thực hiện lễ cúng các thần linh cũng như những lực lượng siêu nhiên khác.

Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên của người Mường và người Việt ở Phú Thọ

Một nghi lễ cúng dịp Tết của người Mường ở Phú Thọ
(PLVN) - Phú Thọ là nơi ra đời nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt, hay còn gọi là người Việt cổ, Việt Mường. Tuy thế người Việt Mường cũng ở xen kẽ với người Tày cổ ở hai bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Thao (đoạn sông Hồng từ Yên Bái về Việt Trì). Bộ tộc người Tày cổ ở đây đã ly khai với Thục Đế về theo vua Hùng. Đến thời Hùng Duệ Vương, họ theo vua Hùng thứ 18 đánh nhau với Thục Phán.

Người lưu giữ “hồn cốt” của văn hóa Mường

Nghệ nhân Phạm Thị Tắng thực hiện các nghi thức trong Lễ hội Pôồn Pôông.
(PLVN) - Ngay từ nhỏ, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Tắng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho cách gọt cây Chạng Vạng để sử dụng trong Lễ hội Pôồn Pôông. Bà thuộc lòng từng lời hát, điệu múa sử dụng trong lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống này của người Mường. Dù đã bước sang tuổi 73 nhưng bà vẫn chủ động dạy hát, dạy múa cho thanh niên trong và ngoài xã để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Mường. 

longformĐặc sắc tục kéo si ngày đầu xuân của người Mường

Ba phụ nữ phụ lễ cho thầy cúng.
(PLVN) - Đối với người Mường, họ quan niệm rằng cây si cây đa, cây gạo đều là những cây thần, đại diện cho sức sống trường tồn của bản làng. Bởi vậy vào những ngày đầu xuân năm mới, người Mường thường tổ chức tục kéo si để câu mong dân làng no ấm, người trẻ khỏe mạnh, người già trường thọ. 

Thăm “cụ” đa 300 tuổi ở Hòa Bình

Thăm “cụ” đa 300 tuổi ở Hòa Bình
(PLVN) - Từ quốc lộ 12B, vượt qua cánh đồng lúa chín, cây đa cổ thụ xóm Bào sừng sững giữa đất trời. Cây đa là địa điểm nổi tiếng của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Với niên đại hơn 300 tuổi, là chứng tích cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Mường Hòa Bình, biểu tượng cho 1 thời oai hùng của lịch sử, cây đa xóm Bào đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Huyền bí giếng tiên xứ Mường

Cận cảnh giếng thần ở bản Khộp
(PLVN) - Các bản Mường ở miền núi phía Bắc nước ta luôn chứa đựng kho tàng những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí. Tại bản Khộp xã Ngọc Lâu (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), câu chuyện về chiếc giếng cổ ngự ngay đầu làng quanh năm đầy ắp nước trong văn vắt từ lâu đã được lưu truyền là giếng thần, giếng tiên cùng rất nhiều câu chuyện kỳ bí...

Lên xứ Mường xem tục lạ đón Xuân

Cũng như những dân tộc khác, Tết là ngày người Mường nghỉ ngơi, vui chơi, họp mặt
(PLVN) - Người Mường ăn Tết cổ truyền kéo dài 7 (thực chất là 8) ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp của năm cũ đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng năm mới. Người Mường gọi “Thết Năm mởi”, dịch sang tiếng phổ thông là “Tết Năm mới”, người Kinh gọi là Tết Nguyên đán. 

Bí ẩn trong “túi khót” của mo Mường

Mo Mường - người giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường
(PLVN) - Hàng năm, mỗi độ Tết đến, Xuân về cũng là lúc các ông mo xứ Mường lại bận rộn với công việc của mình khi các gia chủ tấp nập đến thỉnh mời thầy mo đến nhà mình cúng lễ cầu mong một năm ấm no, hạnh phúc. Trong hành trang các ông mo mang theo khi hành lễ, có hai vật “bảo bối” rất quan trọng, bất li thân đó là túi khót và nổ. 

Đến “suối cá thần” ngắm điếu cày độc đáo xứ Mường

Hình ảnh các mế Mường quây quần bên bếp lửa hút điếu cày, chuyện trò tâm sự chỉ còn trong ký ức (ảnh minh họa)
(PLVN) - Vùng suối cá Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) được mệnh danh là “suối cá thần” - một địa điểm du lịch hút khách. Ngoài tham quan, chụp ảnh ở suối cá, nơi đây còn có một “đặc sản” độc đáo đó là những chiếc điếu cày. Vì sao nơi đây bày bán nhiều điếu cày độc đáo như vậy?

Nhịp sống mới ở bản Mường dưới chân núi Bạch Mã

Nhịp sống mới ở bản Mường dưới chân núi Bạch Mã
(PLVN) - Sau hơn 20 năm “di cư” vào miền đất cố đô Huế lập làng, lập bản mưu sinh dưới chân núi Bạch Mã (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), cuộc sống của những người dân bản Mường (nguyên quán xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) nay từng bước thay da đổi thịt...

Thực hư về hiện tượng đầu thai ở xứ Mường

Người Mường Hòa Bình vẫn truyền nhau nhiều câu chuyện về sự đầu thai kỳ lạ.
(PLVN) - Từ trước đến nay, nhiều người vẫn truyền nhau câu nói: “Nước Sơn La, ma Hoà Bình” chỉ những hiện tượng dị thường về “đầu thai”, “luân hồi chuyển kiếp” của một số người Mường. Không còn là những câu chuyện chỉ trong kinh điển, truyền miệng dân gian mà hiện tượng này tồn tại chính từ những con người  bằng xương bằng thịt của xứ Mường.

“Phượt” để học cách sống đẹp

Ngày càng nhiều các bạn trẻ đi phượt cùng các chuyến từ thiện giúp đỡ người dân vùng cao còn nhiều khó khăn.
(PLVN) - Vài năm gần đây, “phượt” (du lịch bụi) một dạng du lịch tự túc, tiết kiệm được nhiều bạn trẻ đam mê. Họ đang nỗ lực không ngừng để khẳng định tuổi trẻ, khám phá, trải nghiệm và tạo nên những xu hướng “phượt” đầy tính nhân văn. Những người trẻ “xê dịch” vượt qua những chuyến đi du lịch thông thường để truyền đi nhiều thông điệp ý nghĩa và tử tế đến xã hội. 

"Thung lũng tiên” và những bí ẩn về loài kỳ thảo trường thọ

Đường vào “thung lũng tiên”
(PLO) -Từ xa xưa, người ta vẫn gọi những thung lũng thuộc xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) là “thung lũng tiên”. Không phải vì cảnh sắc nơi đây đẹp như chốn “bồng lai tiên cảnh” mà vì đây là địa phương có nhiều người sống thọ hơn 100 tuổi. Có nhiều cụ già râu tóc bạc trắng, da dẻ hồng hào mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn lạ thường. 

Kỳ thảo giúp trường thọ ở thung lũng mây trắng

Một góc Lũng Vân
(PLO) - Từ xa xưa cho đến tận bây giờ, bà con dân tộc Mường thuộc xã Lũng Vân (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) quanh năm mây trắng bao phủ
vẫn thường hái một loài cây rừng mọc hoang bám mình trên những vách đá và những cây cổ thụ để đun nước uống, ngâm rượu ngô và làm thuốc chữa bệnh.

Huyền tích về pho tượng “biết đẻ” và 5 cây đa thần ở xứ Mường

Năm cây đa cổ thụ
(PLO) - Chùa Kè ở xã Phú Vinh (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất của xứ Mường Hòa Bình mà còn gắn liền với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đều đặc biệt ngôi chùa này còn mang trong mình nhiều điều bí ẩn về mặt tâm linh cần được giải đáp.