Từ khóa: #Gia Long

Chùa Đại Bi - Linh thiêng cổ tự bên dòng sông Lô

Chùa Đại Bi với kiến trúc thuần Việt, đặc trưng của cổ tự Bắc Bộ.
(PLVN) - Tọa lạc nơi ngã ba sông thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cùng với đền Tam Giang, chùa Đại Bi là một trong những di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia có kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách đến thăm. Ngôi chùa cổ này do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và cháu gái là công chúa Thiên Thụy xây dựng từ đời Trần (năm 1328) đã có gần 700 năm tuổi.

Khai trương không gian văn hóa Đông Khuyết Đài

Trà nương Đông Khuyết Đài
(PLVN) - Chiều 29/8, tại Đông Khuyết Đài - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thời Gian Vàng đã khai trương không gian văn hóa Đông Khuyết Đài, chính thức bổ sung thêm một điểm dịch vụ mới trong khu di sản Hoàng cung Huế.

Huyền thoại hổ dữ tỷ thí kỳ lân ở Lăng Bà Nhũ mẫu

Toàn cảnh lăng bà Vú.
(PLO) - Nói đến lăng bà Vú, người ta thường nhớ đến câu chuyện về người phụ nữ đã có nhiều công lao với vua Gia Long trong những ngày hoạn nạn. Chưa hết, người dân tỉnh Khánh Hòa truyền tai nhau những cuộc chiến kinh hoàng giữa kỳ lân và bạch hổ tại nơi đây.

Đại Nội Huế mở cửa về đêm từ đầu tháng 7

Đại Nội Huế về đêm
(PLO) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, từ ngày 1/7, đơn vị này sẽ chính thức thu phí tham quan lăng Gia Long và Đại Nội về đêm được mở cửa trở lại, với tên gọi “Âm sắc cung đình”, trọng tâm là tôn vinh vẻ đẹp của Nhã nhạc cung đình Huế.

Nghệ thuật phòng thủ biển đảo triều Nguyễn (Kỳ 2): Trang bị súng trường cho thuyền buôn

Thuyền bè trên sông tại Hội An. Hình vẽ khoảng năm 1792
(PLO) - Vấn đề đe dọa lớn nhất đối với công tác phòng thủ biển đảo dưới triều Nguyễn là cướp biển. Nạn cướp biển vừa đe dọa trực tiếp đến việc khai thác nguồn lợi kinh tế trên biển, vừa gián tiếp làm phương hại đến chủ quyền quốc gia. Thế nên, triều Nguyễn trong các phương thức phòng thủ biển đảo luôn coi trọng việc chống cướp biển.

Bí ẩn “nước thần” giếng Vua

Người dân đi lấy nước.
(PLO) - UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với giếng Vua ở huyện đảo Lý Sơn. Nằm cách mép biển chừng 5m nhưng nước của giếng Vua luôn ngọt và trong vắt. Vào mùa hạn, trong khi hầu hết giếng trên đảo phơi đáy thì giếng Vua nước vẫn dồi dào.

Bí ẩn 'nước thần' giếng Vua trên đảo Lý Sơn

Giếng Vua nằm cách bờ biển chừng 5m nhưng vẫn ngọt và trong vắt quanh năm
(PLO) - Ngày 30/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trao chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với giếng Vua ở huyện đảo Lý Sơn. Nằm cách mép biển chừng 5m nhưng nước của giếng Vua luôn ngọt và trong vắt. Vào mùa hạn, trong khi hầu hết giếng trên đảo phơi đáy, thì giếng Vua nước vẫn dồi dào.

Thái tử Đảm từng 'ăn roi' trước khi lên ngôi

Ngọ Môn của kinh thành Huế
(PLO) -Nếu vua cha Gia Long có công thống nhất đất nước, thì Minh Mạng (1821 - 1840) với tài năng của mình, đã kế thừa sự nghiệp của tiên đế mà đưa nước Đại Nam phát triển hơn nữa. Là thiên tử nắm cả vương quyền lẫn thần quyền, vua giữ sinh mệnh bách tính ở trong tay. Ấy nhưng trước khi lên ngôi, vị vua tương lai ấy từng ăn roi phạt của vua cha rồi đấy. 

Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư - Vua ghi công, dân tưởng nhớ

Sắc phong Thư Ngọc hầu Nguuyễn Văn Thư
(PLO) -“Sinh vi tướng, tử vi thần”, ấy là trường hợp của Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư, một vị tướng tài của chúa Nguyễn buổi trung hưng triều đại. Sinh thời, là một vị tướng trận mạc, đảm đương chức Phó tướng Hậu quân, khi mất đi, được thờ nơi miếu công thần nhà Nguyễn. Và giờ đây, nhiều nơi trên đất Tây Nam Bộ, vẫn dành phần hương khói mà tưởng nhớ đến ông. 

Oan án công thần Thoại Ngọc hầu

Tượng Thoại Ngọc hầu
(PLO) -Vụ án oan của vị công thần này, được sách "Thoại Ngọc hầu và cuộc khai phá miền Hậu Giang" cho hay: sau khi tên Du tố cáo, vua Minh Mạng cho mở cuộc điều tra. Dẫu Thoại Ngọc hầu đã mất, vẫn bị giáng xuống hàng ngũ phẩm. Con ông là Lâm thì bị cách đoạt hết ấm chức. Gia sản của ông lúc sinh thời bị tịch thu đem chia cho dân Miên. Đất của ông ở huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn bị phát mãi. Nghĩa là ông từ công thần có công trở thành kẻ tội đồ.

Ly kỳ chuyện cây se duyên, rắn cứu người bên miệng giếng thiêng

Cây sanh cổ thụ ở thôn Tân Thành.
(PLO) -Giếng Truông là một giếng làng nổi tiếng ở vùng Tam Quan (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Trải qua hàng trăm năm, giếng vẫn cho nguồn nước ngọt ngào. Cạnh giếng còn có một cây sanh cổ thụ. Hai “báu vật” gắn liền với những câu chuyện ly kỳ, nhuốm màu huyền thoại…

Trùng hợp kinh hoàng ba người cùng trúng độc đắc theo nhau tử nạn

Hình chỉ mang tính minh họa (internet)
(PLO) - 8 năm về trước, nạn nhân và hai người khác được tặng vé số có đuôi 66. Đây là con số được dây lô đề coi như “số treo cổ”. Không ngờ, sự trùng hợp ngẫu nhiên lại đến khi cả 3 người trúng số năm nào đều tử nạn, nạn nhân cuối cùng đúng là đã treo cổ để chết.

Bí mật trong “nghĩa địa hoạn quan”

Toàn cảnh lăng mộ “thần” thái giám
(PLO) - Không nằm trong khu lăng mộ chuyên dành cho các vị thái giám, ngôi mộ của một thái giám họ Phạm được người dân thờ phụng, tôn làm thành hoàng với nhiều bí ẩn chưa lý giải. 

Làng nhịn ăn lập nghĩa địa cho cá

Làng nhịn ăn lập nghĩa địa cho cá
(PLO) - Nghĩa trang ở làng chài Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có lẽ là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam khi chỉ chôn cá voi. Mỗi khi cá chết, người dân tổ chức long trọng đám rước, làm ma chay rình rang. Hàng trăm ngôi mộ cá voi ở đây được lập bia mộ, cắt cử người chăm sóc. Tục lệ lạ lùng, đáng trân trọng xuất phát từ tình cảm gắn bó giữa con người và biển cả.