Từ khóa: #Bảo Đại

Truyền thuyết Pongour và vẻ đẹp hùng vĩ ở “Nam thiên đệ nhất thác”

Thác Pongour hùng vĩ được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất thác"
(PLVN) - Trong vài tài liệu ghi chép về tỉnh Lâm Đồng, người Pháp từng cho rằng thác Pongour là “thác nước đẹp nhất Đông Dương”. Chính nhờ vẻ hùng vĩ vốn có, vua Bảo Đại khi đến nơi đây đã nói rằng đây là “Nam thiên đệ nhất thác”, nghĩa là thác nước hùng vĩ nhất trời Nam. Tên gọi của thác gắn liền với truyền thuyết về nữ tù trưởng người K’ho xinh đẹp đã thuần dưỡng được 4 con tê giác to lớn khác thường và cùng mình bảo vệ buôn làng.

Cứu lấy Mã Pí Lèng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Dư luận đang dậy sóng trước công trình nhà nghỉ, cửa hàng trông như những chiếc răng sâu xấu xí cắm vào sườn dốc trên đồi Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), ở đúng cái địa điểm du khách dừng chân ngắm dòng sông Nho Quế.

Thiếu nữ duy nhất lịch sử Việt Nam một mình tiến cung vua

Cô dâu ôm hoa khi gặp đoàn nhà trai đi đón dâu trên đèo Hải Vân (bên trái là Bà hoàng vợ Hoàng tử Bửu Liêm)
(PLO) - Từ nhiều năm nay, quanh câu chuyện về cuộc hôn nhân của vị vua cuối cùng của Việt Nam với hoàng hậu Nam Phương, rất nhiều tài liệu, đồn đoán được đưa ra. Có người cho rằng hai người tình cờ quen nhau trên một chuyến tàu khi đi du học từ Pháp về nước, có người cho rằng đây là một cuộc hôn nhân sắp đặt của người Pháp… Tuy nhiên, theo hồi ký của Bảo Đại, những nghi vấn trên đều là đồn đoán không có thực. 

Quyết định 'hạ bệ' Bảo Đại dưới góc nhìn phe Ngô Đình Diệm

Bảo Đại và bà Nam Phương tại Pháp năm 1955
(PLO) - Như loạt bài năm kỳ đã đăng, trong mắt Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hiện lên với những chi tiết không đẹp, có khi “lá mặt lá trái”, với kết cục là hạ bệ người đưa mình lên chức thủ tướng. Tuy nhiên, nhìn nhận ở sự kiện ở phía đối diện, ông Đoàn Thêm, công chức cao cấp chức vụ tương đương Đổng lý văn phòng, trực thuộc các phủ Thủ hiến, Thủ tướng và Tổng thống thời Ngô Đình Diệm, lại có lý giải khác về sự kiện này.

Những bí ẩn mới giải mã về Vua Bảo Đại

Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng.
(PLO) - Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, có những vị vua được lưu danh sử sách vì những chiến công lẫy lừng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, hay vì những công lao hiển hách trong sự nghiệp dựng nước. Cũng có người bị liệt vào hàng bạo chúa, hay mải ăn chơi sa đọa đến nỗi bị truất phế mà mất ngôi... Riêng Bảo Đại, ông hầu như được nhắc đến chỉ vì một thực tế duy nhất: ông là vị hoàng đế cuối cùng của nước Việt Nam phong kiến. 

Cuộc đời thăng trầm của bậc mẫu nghi thiên hạ

Cuộc đời thăng trầm của bậc mẫu nghi thiên hạ
(PLO) -Với một gia thế giàu có, cuộc đời của người con gái mang tên Nguyễn Hữu Thị Lan lẽ ra đã bình lặng và sung sướng hơn nhiều nếu như không có cuộc gặp gỡ định mệnh với vị hoàng đế trẻ tuổi của nước Đại Nam - Hoàng đế Bảo Đại. Sự thăng trầm đó của Nguyễn Hữu Thị Lan được tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang tái hiện trọn vẹn trong cuốn sách “Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng”…

Triển lãm kỷ niệm 100 năm cung An Định

Cắt băng khai mạc Triển lãm
(PLO) - Ngày 23/11, Hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam và kỷ niệm di tích cung An Định tròn 100 năm tuổi (1917-2017), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) tổ chức triển lãm với chủ đề “100 năm cung An Định”.

Giữ khí phách, Vua dạy con làm yên ngựa kiếm sống

Bá quan đứng chầu trước điện Cần Chánh
(PLO) - Trong ba ông vua triều Nguyễn bị lưu đày, Thành Thái là vị vua sống gian nan vất vả nhất, sự long đong còn truyền đến thế hệ con và cháu. Rõ ràng, nhất quán, dù bị lưu  đày khổ ải, vua Thành Thái luôn thể hiện ý chí, tinh thần dân tộc, chống Pháp đến cùng. Nhà vua chấp nhận ở nhà thuê, sống bằng nghề làm yên ngựa, không chịu ở nhà do Pháp cấp, không cho con đi học trường Tây, dạy tiếng Việt và duy trì tập quán người Việt trong gia đình.

Cuộc đời nổi loạn của Hoàng thái tử triều Nguyễn

Lễ giới thiệu hoàng tử Bảo Long
(PLO) - Dù vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị từ năm 1945, nhưng cho đến giữa thập niên 1950, mong muốn và tính toán cho việc đưa Bảo Long lên ngôi chấp chính vẫn còn âm ỉ. Trên đất Pháp, Bảo Long được chăm chút chuyện học hành, chăm sóc bảo vệ theo tiêu chuẩn của một ông hoàng. Thế nhưng, khác với Bảo Đại, Bảo Long đã tự quăng quật trong khó khăn, luôn cố gắng thoát khỏi bóng dáng chiếc áo bào Vương gia.