Từ khóa: #Ai Cập

Vì sao Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát?

Tổng thống Anwar Sadat (giữa) trên lễ đài dự Lễ diễu binh ở Cario ngày 6/10/1981 trước khi bị ám sát
(PLVN) - Đất nước Ai Cập hiện đại non trẻ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay trải qua nhiều biến cố lịch sử, 2 nhiệm kỳ Tổng thống liên tiếp của đất nước thần thoại này khi chết đều nhuốm màu bí ẩn. Trong đó, cái chết của Tổng thống Muhammad Anwar el-Sadat đến nay vẫn còn nhiều ẩn số chưa được giải đáp.

Kỳ bí bùa thiêng Ai Cập Amulet

Lá bùa nổi tiếng mang hình con mắt Ai Cập
(PLVN) - Amulet (bùa) là cách người Ai Cập gọi bất cứ đồ vật gì được đeo hoặc mang theo bên người nhằm mục đích bảo vệ hay đem lại may mắn. Vào thời cổ đại, các loại bùa của người Ai Cập thường có hình dạng giống tượng thần cỡ nhỏ. 

Khnum - Vị thần dùng đất sét tạo ra loài người

Khnum - Vị thần dùng đất sét tạo ra loài người
(PLVN) - Ở Ai Cập cổ đại, Khnum là vị thần của sự sinh sản và thợ gốm, chúa tể và người bảo vệ của ghềnh sông Nile hỗn loạn và là người tạo ra con người và động vật. Theo truyền thuyết, Khnum đã tạo ra chúng từ đất sét bằng cách sử dụng bánh xe của thợ gốm. Vị thần này được người Ai Cập thờ phụng từ năm 2925 trước Công nguyên - 2775 trước Công nguyên.

Thần Sobek - Vị thần cai quản sông Nile

Xác ướp cá sấu thần sông Nile 2500 năm
(PLVN) - Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đạ, sông Nile là một con sông cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của Ai Cập vì thế không có gì lạ khi có hẳn một vị thần trông coi con sông này. Vị thần thần mang đầu cá sấu đó là Sobek . Để thể hiện sự tôn sùng vị thần này, có rất nhiều ngôi đền ở Ai Cập được xây dựng tại các hồ nước có cá sấu.

Nữ thần phép thuật Isis - Người mẹ vĩ đại của Ai Cập

Hình tượng Nữ thần Isis cổ
(PLVN) - Bà là một nữ thần mẹ vĩ đại, một nữ thần chim, một nữ thần vùng địa ngục, đem lại sự sống cho người chết và là nữ thần của vùng nước nguyên thủy. Isis là vị thần quan trọng và mạnh mẽ bậc nhất thế giới thần thoại Ai Cập nhờ vào sức mạnh ma thuật của bà mà không vị thần nào sánh được. Sau đó bà đã chuyển quyền lực sang cho con trai của mình là thần Horus - Vua của bầu trời.

Thần Mặt Trăng Khonsu và nguồn gốc 365 ngày trong năm

Thần Mặt Trăng Khonsu và nguồn gốc 365 ngày trong năm
(PLVN) - Đây là vị thần có ảnh hưởng lớn trong sự ra đời của năm vị thần vĩ đại Osiris, Horus, Isis, Seth và Nephthys. Khonsu là vị thần tạo ra sự sống mới trong tất cả các sinh vật sống. Ông kết hợp với thần Amun-Ra và thần Mut tạo thành “Bộ ba Thebes”. Vào thời Vua Ramses III đã cho xây dựng một ngôi đền thờ Khonsu tại Thebes, đặt tên là “Nefer-hetep, nhà của Khonsu”.

Nỗ lực cải tà quy chính bất thành của băng Phó Chúa

Pep lùn- Thủ lĩnh băng Phó Chúa
(PLVN) - Nhắc đến băng đảng Phó Chúa (Vice Lords), nhiều người chỉ biết đến những tên tội phạm, những phi vụ ma túy và tiền bẩn. Vậy nhưng ít người biết rằng có một quãng thời gian trong lịch sử nước Mỹ, nhiều thanh niên trẻ muốn gia nhập, chính quyền thì hỗ trợ và ủng hộ, còn các băng đảng khác thì phải ngả mũ nể trọng đối với băng đảng này...

Thần Shu- Thần của không khí ngăn trời và đất

Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp
(PLVN) - Shu là Thần gió của người Ai Cập là người chồng trong đôi vợ chồng thần linh đầu tiên kể từ khi thế giới bắt đầu được hình thành. Vị thần thường giơ tay đỡ lấy mình nữ thần Nut, để ngăn bầu trời sụp đổ và bảo vệ mặt đất. Tuy không có bất cứ đền thờ nào dành riêng cho Shu nhưng ông vẫn nhận được sự tôn kính đặc biệt của nhân dân trên khắp đất nước Ai Cập.

Atum - Vị thần sáng tạo thế giới

Bức họa cổ thần Ra và Atum
(PLVN) - Người dân Ai Cập tin rằng Atum là vị thần đầu tiên tồn tại trên trái đất, với hình dáng một người đàn ông đội vương miện kép. Họ cho rằng thần Atum đã trỗi dậy từ làn nước hỗn loạn, tạo ra hai vị thần đầu tiên là thần Shu và thần Tefnut - cặp đôi sinh ra các vị thần khác về sau. Atum cũng được coi là người cha của các Pharaoh thời kỳ Ai Cập cổ đại. 

Hathor nữ thần của Tình yêu

Tạo hình nữ thần Hathor với chiếc mũ hình đôi sừng bò và biểu tượng mặt trời
(PLVN) - Hathor là một nữ thần Ai Cập cổ đại của niềm vui, âm nhạc, tình yêu nữ tính và tình mẫu tử. Cô là một trong những vị thần quan trọng và phổ biến nhất trong suốt lịch sử của Ai Cập cổ đại. Hathor được tôn sùng bởi hoàng gia và những người dân bình thường. Trong các bức tranh lăng mộ, cô thường được miêu tả là “Tình nhân của phương Tây”, chào đón người chết vào kiếp sau.

Niềm tin luật pháp và công lý của người Ai Cập qua hình tượng thần Maat

Niềm tin luật pháp và công lý của người Ai Cập qua hình tượng thần Maat
(PLVN) - Maat là khái niệm của sự thật, sự cân bằng đồng điệu, luật pháp và công lý trong thần thoại Ai Cập. Đối lập với nữ thần Maat là Isfet, vị thần của sự bất công, hỗn loạn và điều ác. Nếu không có Maat, thế giới sẽ bị nhấn chìm trong vùng biển của Nun và sự hỗn loạn sẽ lên ngôi. Vì vậy, các pharaoh được mệnh danh là “Những người bảo vệ Maat”.

Vì sao thần Bast thường gắn với hình ảnh con mèo kề bên?

Tạo hình nhân vật nữ thần Bast
(PLVN) - Thần Bast là nữ thần mèo trong thần thoại Ai Cập. Nàng là con gái của thần mặt trời Ra và được coi là một trong những vị thần gần gũi với con người nhất. Trái ngược với người chị gái Sekhmet (nữ thần chiến tranh) tính tình khát máu hung bạo, nữ thần Bast hiện thân cho sự vui vẻ, ấm cúng, tình cảm trìu mến. 

Cleopatra chinh phục hai người đàn ông quyền lực nhất La Mã bằng sắc đẹp hay trí tuệ?

Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng về trí tuệ và sắc đẹp
(PLVN) - Nữ hoàng Cleopatra (69-30 TCN) nổi tiếng về trí tuệ và sắc đẹp lần lượt chinh phục hai nhân vật cấp cao nổi tiếng của La Mã khi đế quốc này đang vào giai đoạn cực thịnh là Caesar và Antony. Với sức quyến rũ kỳ lạ và tài năng phi thường, nàng đã bảo toàn được nền độc lập Ai Cập, đồng thời thay đổi lịch sử La Mã. Tuy nhiên, liệu có phải chỉ bằng sắc đẹp, Cleopatra đã chinh phục được hai người đàn ông quyền lực nhất của La Mã khi đó hay còn có lý do nào khác?