Từ khóa: #phong tục

Độc đáo Tết cổ truyền ba miền

Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Nam với bánh tét lá cẩm đặc trưng. Ảnh minh họa: nld.com.vn
(PLVN) - Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống vô cùng thiêng liêng của người Việt, trải qua bao thăng trầm lịch sử, những nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền vẫn được trân trọng và gìn giữ. Tuy nhiên, phong tục đón Tết ở ba miền lại có những nét riêng mang đậm văn hóa địa phương.

Sự khác biệt trong phong tục cúng ông Công, ông Táo tại các vùng miền

 Người dân thường soạn mâm cỗ chỉn chu để tiễn ông Công ông Táo về trời ngày 23 tháng chạp
(PLVN) - Lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng chạp được coi là lễ quan trọng mở đầu cho Tết Nguyên đán của người Việt. Đây là nét văn hóa đặc trưng đã ăn sâu vào đời sống của người dân đất Việt. Tuy vậy, giữa các vùng miền của đất nước, vẫn có sự khác biệt trong nghi lễ này.

Độc đáo đám cưới “trên mây”

Đám cưới của người H’ Mông.
(PLVN) - Cưới hỏi là một phong tục đặc sắc và vô cùng quan trọng đối với người H’Mông, người Thái, người Nùng… góp phần vào sự đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc tại vùng cao Tây Bắc. Nhiều người dân bản và du khách thích thú khi được tham gia đám cưới của các đồng bào dân tộc cùng mây núi, gió ngàn.

Giữ gìn nét văn hóa truyền thống xem lịch

Giữ gìn nét văn hóa truyền thống xem lịch
(PLVN) -  Cứ đến tháng 10 hàng năm, thị trường lịch bloc lại trở nên sôi động. Mùa lịch năm Quý Mão 2023 đã xuất hiện những bộ lịch ấn tượng có chủ đề: "Bảo vật quốc gia", "Đất nước nhìn từ biển" và "Đại đoàn kết 54 dân tộc Việt Nam”…

Vì sao nên ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ?

Vì sao nên ăn cơm rượu nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ?
(PLVN) - Trong một năm, Việt Nam có rất nhiều ngày Tết lớn nhỏ khác nhau như Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán, Lễ Vu lan… và trong đó có một ngày Tết đánh dấu sự chuyển mùa và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra, đó chính là Tết Đoan Ngọ.

Phong tục vòng đời trong cái nhìn xuyên thời gian

 Đám tang của người H’Mông.
(PLVN) - Trong đời người có một số sự kiện quan trọng gắn liền với dấu mốc cuộc đời như sinh ra, lập gia đình, qua đời… Và những dấu mốc ấy ở phần lớn các dân tộc đều được gắn với một phong tục tập quán mang ý nghĩa nhân văn nào đó, sao cho những người trong cuộc sở cầu được hạnh phúc.

Sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ sau tục cúng Mụ cho trẻ sơ sinh

Một mâm lễ cúng Mụ cho bé gái.
(PLVN) - Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, tục cúng đầy tháng hay cúng Mụ là nghi thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi đời người. Nghi lễ này đánh dấu cột mốc một tháng đầu đời của bé sơ sinh và gửi gắm những kỳ vọng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp đang chờ đợi phía trước. 

longformĐặc sắc tục kéo si ngày đầu xuân của người Mường

Ba phụ nữ phụ lễ cho thầy cúng.
(PLVN) - Đối với người Mường, họ quan niệm rằng cây si cây đa, cây gạo đều là những cây thần, đại diện cho sức sống trường tồn của bản làng. Bởi vậy vào những ngày đầu xuân năm mới, người Mường thường tổ chức tục kéo si để câu mong dân làng no ấm, người trẻ khỏe mạnh, người già trường thọ. 

Những câu chúc Tết ý nghĩa

Hình minh họa.
(PLVN) - Chúc Tết là phong tục bao đời nay của người Việt. Gặp nhau ngày đầu năm mới, ai ai cũng niềm nở, nói những lời hay ý đẹp để cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc, may mắn và bình an.

Sách Tết - lời thủ thỉ nhung nhớ Tết xưa

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Những năm gần đây, sách Tết như một món ăn tinh thần độc đáo trong đời sống người Việt mỗi mùa xuân. Mỗi cuốn sách, những câu chữ lắng đọng và đầy tình cảm là lời thủ thỉ với bao nhung nhớ về Tết xưa. Những chiêm nghiệm, đôi khi là hồi ức về tục lệ xưa, không khí đón Tết xưa làm sống lại tuổi thơ của bao người. 

Đến Kỳ Ninh nghe chuyện ngôi đền thờ người vợ hiền, vợ giỏi

Ngôi đền nằm trầm mặc, cổ kính nhưng mang đầy âm hưởng linh thiêng nơi cửa biển
(PLVN) - Đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu vốn nổi tiếng là địa chỉ văn hóa linh thiêng với người dân Hà Tĩnh. Tồn tại đã hơn 6 thế kỉ, hiện đây không chỉ là nơi để người dân tới dâng hương cầu lễ mà còn trở thành địa chỉ du lịch tâm linh hút khách. 

“Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” 2020 sẽ diễn ra tại Đắk Lắk

Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn và đoàn công tác khảo sát tại Trung tâm Lễ hội huyện Buôn Đôn. Ảnh: Ngọc Lân
(PLVN) - Theo kết quả khảo sát thực tế tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” Tết Canh Tý 2020 do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến 15/1/2020 (tức ngày 14 đến ngày 21/12 âm lịch). Trong đó, hoạt động chính sẽ diễn ra trong ngày 14 hoặc ngày 15/1/2020.