Từ khóa: #di sản văn hóa

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Cao nguyên đá Đồng Văn mới đây đã lần thứ 3 nhận Danh hiệu thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. (Ảnh: Hagiangtv).
(PLVN) - Các di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị toàn cầu. Do đó, Bộ Ngoại giao đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quảng bá các di sản để vừa giúp phát huy được “sức mạnh mềm”, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.

Nghề làm nem Lai Vung là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hoạt động tại một cơ sở sản xuất nem trên địa bàn thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh:baodongthap.vn
(PLVN) - Bộ VH,TT&DL vừa có quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghề thủ công truyền thống - nghề làm nem Lai Vung (xã Tân Thành và thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Cận cảnh Chùa Cầu Hội An sau 10 tháng 'đại trùng tu'

Cận cảnh Chùa Cầu Hội An sau 10 tháng 'đại trùng tu'
(PLVN) - Sau 10 tháng được “đóng thùng” để trùng tu, đến nay, dự án tu bổ Chùa Cầu (TP Hội An, Quảng Nam) đã hoàn thành việc quét 3D toàn bộ di tích, hạ giải hệ mái ngói âm dương, hệ khung gỗ và gia cố hệ móng, mố, trụ.

Tham khảo ý kiến nhân dân trong quy hoạch

Di tích Cố đô Huế (Ảnh: internet).
(PLVN) - Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, quần thể này đã trải qua hai thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 1996 - 2010 và 2010 - 2020). Thực tế cho thấy, những quy hoạch này đã góp phần rất lớn trong việc phát huy giá trị văn hóa - vật chất của các di tích Cố đô Huế.

Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường học

Giáo dục di sản văn hóa trong trường học thành công khi học sinh yêu thích, tiếp tục tìm tòi, sáng tạo từ văn hóa truyền thống của dân tộc. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).
(PLVN) - Để thế hệ trẻ ngày nay có ý thức bảo vệ, giữ gìn những nét đẹp trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố đã kết hợp cùng các trường học đưa những bài giảng thú vị, bổ ích về văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương vào chương trình học.

Di sản văn hóa - điểm tựa vững chắc để nâng cao vị thế quốc gia

Di sản văn hóa là bản sắc của văn hóa dân tộc, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam là góp phần bảo vệ và phát huy hệ giá trị văn hóa Việt Nam và thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. Do đó, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng, quan tâm và xác định DSVH là bản sắc của văn hóa dân tộc, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, là một nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Thận trọng khi 'sân khấu hóa' di sản văn hóa phi vật thể

Di sản cần “sống” trong không gian văn hóa phù hợp. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Cố GS. Ngô Ðức Thịnh, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, lúc sinh thời đã đưa ra nhận xét, “sân khấu hóa” các di sản văn hóa là cách “truyền thống tìm cách bước chân vào xã hội hiện đại” nhằm giúp cho sự hồi tưởng của người xem. Tuy nhiên, nếu việc này bị lạm dụng thì không phù hợp.

Vượt qua thách thức, duy trì nội lực để phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội nỗ lực khai thác giá trị di sản để phát triển kinh tế-xã hội (Biểu diễn trống hội tại Hoàng thành Thăng Long).
(PLVN) - Công nghiệp văn hóa là một trong những lĩnh vực cụ thể cần được tập trung phát triển trong giai đoạn 2023 - 2025, đây là một trong những nội dung của Quyết định 515/QĐ-TTg vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 vào ngày 15/5/2023.

Trăm năm gìn giữ làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa

Trăm năm gìn giữ làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa
(PLVN) - Đã trường tồn gần 1 thế kỷ, làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) dù chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường nhưng vẫn ngày đêm giữ bếp lò luôn đỏ lửa. Giờ đây, người làm nghề nơi đây rất vui mừng khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và những di sản mãi mãi vẹn nguyên

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Liên Xô tại Trại hè Quốc tế Artek bên bờ Biển Đen, trên bán đảo Crimea, ngày 23/8/1957. (Ảnh: TASS/TTXVN)
(PLVN) -  Nghị quyết của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và có những đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

Bảo tồn di sản kiến trúc Thủ đô 'sánh vai' với các thành phố di sản quốc tế

Dấu ấn kiến trúc Pháp tại Hà Nội. (Nguồn: Getty Image)
(PLVN) - Hà Nội đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và năng động, biểu hiện qua những công trình hạ tầng, toà nhà ngày càng được hiện đại hóa. Dù vậy, diện mạo kiến trúc Thủ đô ngàn năm văn hiến cũng không thể thiếu đi những di sản kiến trúc cổ kính, chứa đựng giá trị tinh hoa hội tụ qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Không gian kiến trúc Hà Nội còn là sự giao thoa thú vị của vẻ đẹp Á - Âu, tạo nên điểm nhấn riêng biệt, không giống với bất cứ thành phố nào trên thế giới.

Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa Việt Nam

Du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá du lịch văn hóa Việt. (Ảnh Quốc Việt)
(PLVN) -  Đảng và Nhà nước ta đã xác định du lịch sớm trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của đất nước. Bởi vậy, việc phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và giá trị văn hóa trở nên vô cùng cấp thiết.