Từ khóa: #nhà thơ

“Phác thảo” chân dung nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường

Nhà báo Phạm Quốc Cường - người có 7 tập thơ, nhiều ca khúc được phổ nhạc, trong đó có ca khúc Gương sáng Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Một vẻ bề ngoài gai góc, một lối nói khá thẳng, khá “đời”, ít ai nghĩ tố chất ấy lại là của một người có đến 7 tập thơ. Nhà báo Phạm Quốc Cường - một con người còn rất nhiều điều bí ẩn. Hàng trăm bài thơ, một loạt tác phẩm báo chí được giải liệu có “vẽ” lên được một bức chân dung hoàn hảo về anh?

Gặp ”người vùng mỏ” Trần Nhuận Minh

Nhà thơ Trần Nhuận Minh tặng sách và chụp ảnh lưu niệm cùng phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhà thơ Trần Nhuận Minh chào đón chúng tôi đến nhà riêng của ông với sự nồng nhiệt của người vùng biển. Ông là người đã gắn bó cùng đất Hồng Quảng suốt 60 năm qua. Ông nói nhiều về câu chuyện văn nghệ đã khiến ông gắn bó với quê hương thứ hai mà ông yêu như máu thịt…

Không chỉ 'khoảng trời trong hố bom'

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ bên cạnh chồng - nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Ảnh Internet)
(PLVN) - Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vừa qua đời ở tuổi 74 vào sáng ngày 6/7. Sinh thời, Lâm Thị Mỹ Dạ có cách nhìn về thời chiến rất độc đáo. Nó không có sự ám ảnh về chiến tranh, mà tinh thần luôn hồn hậu, tràn đầy hy vọng hàn gắn, yêu thương và khát vọng hòa bình.

Nhân những cuộc gọi, nghĩ về các nhà văn ra đi

Nhân những cuộc gọi, nghĩ về các nhà văn ra đi
(PLVN) -  Sáng nay, gia đình của một nhà văn đã gọi cho văn phòng Hội Nhà văn và cho tôi bày tỏ mong muốn được Hội Nhà văn tổ chức tang lễ cho ông. Năm nay ông đã bước vào tuổi 82 và đang hôn mê trong bệnh viện. Cho dù ở tuổi đó ra đi không phải là điều bất ngờ nhưng vẫn làm cho gia đình và bạn bè thương tiếc.

Nỗi buồn tuổi trẻ và sự vô định trong thơ Nguyễn Thiên Ngân

Nỗi buồn tuổi trẻ và sự vô định trong thơ Nguyễn Thiên Ngân
(PLVN) - Văn học Việt Nam từ phong trào Thơ Mới trở lại đây đã diễn ra nhiều kỳ phân chia. Và sự phân chia thường hay được nói đến là sau năm 1975. Từ năm 1975, đất nước thống nhất, theo đó, những người sinh sau 1975 cũng có cái nhìn khác hơn về đất nước, xã hội, con người. Ở quãng này, đặc biệt đã diễn ra thời kỳ văn học sau 1986, từ đó, xuất hiện những cây bút với nhiều lối viết độc đáo, đáng kể.

Triển lãm ảnh – thơ "Theo dấu chân Đại tướng": Tiếng lòng của nhân dân hướng về vị tướng tài hoa

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa Điện Biên Phủ, năm 1954
(PLVN) -Lần đầu tiên, một cuộc triển lãm thơ diễn ca lịch sử và nhân vật lịch sử mang tên “Theo dấu chân Đại tướng” tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của vị anh hùng dân tộc và 77 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Trác, thầm thì tiếng cỏ xanh non

Nhà thơ Nguyễn Trác
(PLVN) - Tôi thực sự sửng sốt khi mở tập thơ “Gió vẫn trên đường” của nhà thơ Nguyễn Trác và gặp bài thơ “Ngày xuân trên núi Ngọc”, ông xếp đầu tiên, trang 7. Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu là: “Những người trẻ hôm nay thích nhìn ngang/Nhà thơ già ưu tư nhìn dọc”.

Trịnh Ngọc Dự, người góp phần “đánh thức” ký ức

Nhà thơ Trịnh Ngọc Dự (trái) tặng nhà thơ Ngô Đức Hành tập thơ “Trịnh Ngọc Dự, thơ và trường ca”. Ảnh: Phạm Công Thắng.
(PLVN) - Nhà thơ Trịnh Ngọc Dự nguyên là kỹ sư ngành Giao thông vận tải, tham gia “binh chủng” Thanh niên xung phong Việt Nam, thời chống Mỹ. Ông và đồng đội có nhiệm vụ mở đường, bảo đảm giao thông vận tải trên những con đường chiến lược ở tuyến lửa Quảng Bình cho bộ đội và vũ khí, khí tài vào chiến trường miền Nam.

Những hồi chuông im lặng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có một nhà thơ đã viết: “Lâu lắm rồi điện thoại không reo/Và anh nhớ những hồi chuông làm anh ngạt thở/Mỗi khi chiều kéo ánh sáng vào đêm…”

[Truyện ngắn] Ma nơ canh

Ảnh minh họa nguồn Internet.
Tôi là một con ma-nơ-canh, cứ mỗi đợt hàng nội hàng ngoại ùa về, là tôi lại được khoác lên mình bộ mới. Dù là cổ điển, hậu cổ điển hay hiện đại, thì tôi luôn tự hào được bà chủ ưu ái, và tự phát huy hết tác dụng. 

Kỷ niệm ngày sinh, ngày mất nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

Dâng hương tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
(PLVN) - Vừa qua, UBND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 198 năm ngày sinh và 132 năm ngày mất nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu gắn với ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre.

Nửa thế kỷ tỏa ngát “Hương thầm”

Nửa thế kỷ tỏa ngát “Hương thầm”
(PLVN) - Ra đời năm 1969, Xuân này bài thơ “Hương thầm” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã ra đời tròn nửa kế kỷ. Ít ai biết rằng, “Hương thầm” là bài thơ nữ thi sĩ viết về tình yêu say đắm của chính em trai mình với cô bé hàng xóm học cùng lớp. Có điều, em trai của nhà thơ đã hi sinh khi chưa kịp biết bài thơ đó người chị gái viết riêng tặng mình. 

Hội sách Cần Thơ dự kiến thu hút nửa triệu độc giả

Hội sách TP Cần Thơ 2017
(PLVN) - Hội sách TP Cần Thơ lần III – 2019 sẽ được diễn ra từ ngày 25- 31/3 tại Công viên Lưu Hữu Phước (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Đây là Hội sách lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức 2 năm/lần. Nếu như năm 2017, Hội sách thu hút 300.000- 400.000 người tham quan mua sắm thì năm nay, ước tính số lượng người đến với sự kiện này sẽ tăng lên tới 500.000 người. 

Xử phúc thẩm vụ scandal tình dục ở giải Nobel

Jean-Claude Arnault.
(PLO) - Ông Jean-Claude Arnault - nhân vật chính trong bê bối lạm dụng tình dục khiến cho giải Nobel văn học năm 2018 không được trao - vừa bị tòa án Thụy Điển tăng án phạt từ 6 tháng lên 2,5 năm tù giam. 

Nhà văn Trần Thanh Cảnh: “Mỗi khi viết xong tác phẩm như trút bỏ gánh nặng”

Nhà văn Trần Thanh Cảnh
(PLO) - Trước khi gặp nhà văn Trần Thanh Cảnh, tôi đã ấn tượng với tiểu thuyết “Đức Thánh Trần” gây “sốt” ngay sau khi ra mắt cách đây hơn một năm. Tôi ấn tượng bởi cách viết chân thực, thẳng thắn và trung thực của ông. Đặc biệt nữa là tác phẩm đã đụng chạm đến một vấn đề khá nhạy cảm, khó nói và từ trước đến nay, ít nhà văn nào dám viết thẳng, đó là những trang sex khá táo bạo, dữ dội của những nhân vật lịch sử...

Nhà thơ được mệnh danh 'bảo vật quốc gia' cũng 'nhúng chàm'

Hình ảnh nhà thơ Ko Un
(PLO) - Ko Un là một nhà thơ gạo cội, vô cùng nổi tiếng và rất được kính trọng ở Hàn Quốc. Năm nay đã 85 tuổi, ông Ko Un được xem là “bảo vật quốc gia” vì thành tựu thi ca. Nhiều bài thơ của ông được coi là biểu tượng của thi ca Hàn Quốc. Các tác phẩm của ông đã được dịch và xuất bản ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. 

Phát động chương trình “Sách cho trại giam”

Hội đồng xét duyệt. Ảnh: Võ Anh Tuấn
(PLO) - Sáng 01/10/2017, tại Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ trao Giải sách hay năm 2017. Tại buổi lễ, Ban tổ chức cũng phát động chương trình Sách cho trại giam 2017 – 2018, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng trao tặng những cuốn sách được chọn lọc kỹ lưỡng đến các trại giam trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật, nghề nghiệp, cũng như nuôi dưỡng tinh thần hướng thiện của các phạm nhân.